Thứ bảy, 20/04/2024 16:22 (GMT+7)

Đà Nẵng nâng, hạ nhịp cầu Nguyễn Văn Trỗi theo giờ để phục vụ du lịch

Nguyễn Thúy -  Thứ tư, 11/05/2022 08:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau sự độc đáo của cầu quay sông Hàn, thì cầu Nguyễn Văn Trỗi sẽ là cây cầu thứ 2 được Đà Nẵng khai thác phục vụ du lịch thông qua nâng, hạ nhịp cầu 1 lần/ngày vào các thứ bảy, chủ nhật hàng tuần và những ngày lễ, Tết...

Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng cho biết, vừa báo cáo UBND TP Đà Nẵng về việc nâng, hạ nhịp cầu và khai thác đi bộ cầu Nguyễn Văn Trỗi bắc qua sông Hàn phục vụ du lịch.

Theo đó, sau khi có ý kiến thống nhất của các cơ quan, đơn vị liên quan, Sở Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng đã có báo cáo, đề xuất UBND TP Đà Nẵng phương án nâng, hạ nhịp cầu Nguyễn Văn Trỗi 1 lần/ngày vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần và các ngày Lễ, Tết trong khung giờ từ 16 - 18 giờ để phục vụ nhu cầu thưởng thức, du lịch của người dân, du khách.

Trước mắt, thí điểm trong 2 tuần đầu của tháng 6/2022, làm cơ sở đánh giá hiệu quả về khai thác du lịch khi nâng, hạ cầu cũng như đánh giá công tác phối hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông của các lực lượng chức năng.

tm-img-alt
Cầu Nguyễn Văn Trỗi vừa được đề xuất nâng, hạ theo giờ để phục vụ đi bộ và du lịch. Ảnh: Nguyễn Thúy

Về khai thác đi bộ trên cầu Nguyễn Văn Trỗi, để đề phòng nguy cơ đám đông giẫm đạp lên nhau và bảo đảm an toàn cho công trình cầu, Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng đề xuất quy định số lượng không quá 200 người trên 1 nhịp cầu; đồng thời nghiêm cấm tổ chức diễu hành trên cầu.

Đồng thời, Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng cũng đề xuất UBND TP Đà Nẵng giao cho sở lắp đặt bảng nội quy tại 2 đầu cầu để người dân biết, thực hiện.

Trước đó, UBND TP Đà Nẵng đã thống nhất phương án sửa chữa cầu Nguyễn Văn Trỗi và giao Sở Giao thông vận tải trao đổi với Sở Du lịch TP Đà Nẵng về thời gian nâng, hạ nhịp cầu Nguyễn Văn Trỗi phù hợp với tình hình thực tế phục vụ người dân và du khách tham quan.

Được biết, cầu Nguyễn Văn Trỗi được xây dựng những năm 1960, gồm 14 nhịp giàn thép Poni có tổng chiều dài 513,8m, khổ cầu 10,5m, phần xe chạy 8,5m. Đây là cầu đầu tiên bắc qua sông Hàn.

Sau ngày đất nước thống nhất, cây cầu vinh dự mang tên người anh hùng xứ Quảng - Nguyễn Văn Trỗi. Cầu nhanh chóng được cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và được xem là tuyến đường bộ huyết mạch nối liền hai bờ Đông –Tây sông Hàn cho đến khi cầu quay Sông Hàn được đưa vào sử dụng năm 2000.

tm-img-alt
Cầu Nguyễn Văn Trỗi (Đà Nẵng) nâng 1 nhịp để tàu thuyền lưu thông ra vào tránh bão số 5 trên sông Hàn vào tháng 9/2020. Ảnh: Nguyễn Thúy

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, mặc dù hệ thống điều khiển, nâng nhịp cầu Nguyễn Văn Trỗi đã được cải tạo, thi công lắp đặt từ vài năm trước, nhưng rất hiếm hoi mà cây cầu đặc biệt này tiến hành nâng nhịp để tàu thuyền qua lại.

Theo thông số, ở nhịp cầu được nâng, số kích nâng là 4, với tải trọng nâng 1 kích là 100 tấn, vận tốc nâng: 0,233 m/phút. Hành trình nâng với độ cao 3,6 m. Chiều dài nhịp thông thuyền được nâng là 36,45m.

Trải qua hơn nửa thế kỷ chứng kiến sự hình thành và phát triển của Đà Nẵng, đến nay, cầu Nguyễn Văn Trỗi đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn khác, tươi trẻ, đầy sức sống. Giờ đây, cầy cầu mang đậm giá trị lịch sử này có thể nâng lên hạ xuống để phục vụ du lịch, chắc chắn sẽ là một điểm nhấn đặc biệt trên sông Hàn, hứa hẹn thu hút đông đảo du khách thưởng lãm khi đến Đà Nẵng.

Bạn đang đọc bài viết Đà Nẵng nâng, hạ nhịp cầu Nguyễn Văn Trỗi theo giờ để phục vụ du lịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ