Thứ bảy, 20/04/2024 13:04 (GMT+7)

Đại dịch Covid-19 đã tạo ra hơn 8 triệu tấn chất thải nhựa

MTĐT -  Thứ ba, 09/11/2021 16:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hơn 8 triệu tấn chất thải nhựa liên quan đến đại dịch COVID-19 trong tổng số 25.900 tấn rác thải nhựa đổ vào các đại dương trên toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu tại Trường Khoa học Khí quyển thuộc ĐH Nam Kinh (Trung Quốc) và Viện Hải dương học UC San Diego's Scripps (Mỹ) đã thực hiện dự đoán về mức độ và số phận của rác thải trong các đại dương trong thời đại dịch COVID-19.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình rác thải nhựa trong đại dương mới được phát triển để định lượng tác động của đại dịch COVID-19 đối với việc thải nhựa từ các nguồn trên đất liền. Dựa vào mô hình này, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hơn 8 triệu tấn chất thải nhựa liên quan đến đại dịch COVID-19 trong tổng số 25.900 tấn rác thải nhựa đổ vào các đại dương trên toàn cầu.

tm-img-alt
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hầu hết rác thải nhựa từ đại dịch COVID-19 đang xâm nhập vào đại dương từ các con sông. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

GS Yanxu Zhang thuộc Trường Khoa học Khí quyển thuộc ĐH Nam Kinh (Trung Quốc), tác giả nghiên cứu trên cho biết: "Mô hình mà chúng tôi áp dụng nghiên cứu mô phỏng cách nước biển di chuyển chất thải nhựa, nhờ gió, bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời, sinh vật phù du bám vào, đổ bộ lên các bãi biển và chìm xuống. Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi như "điều gì xảy ra nếu chúng ta thêm một lượng nhựa nhất định vào đại dương?"".

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hầu hết rác thải nhựa từ đại dịch COVID-19 đang xâm nhập vào đại dương từ các con sông. Các con sông ở châu Á chiếm 73% tổng lượng nhựa thải ra,  sông Shatt al-Arab mang theo 5.200 tấn rác thải PPE, sông Indus vận chuyển 4.000 tấn, còn con số của sông Dương Tử (Trung Quốc) là 3.700 tấn. 

Kết hợp dữ liệu từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 vào năm 2020 – tháng 8/2021, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng phần lớn chất thải nhựa toàn cầu đổ vào các đại dương là từ châu Á, trong đó chất thải bệnh viện chiếm phần lớn lượng thải trên đất liền.

"Khi chúng tôi bắt đầu thực hiện phép toán, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng lượng chất thải y tế về cơ bản lớn hơn đáng kể so với lượng chất thải từ các cá nhân và phần lớn đến từ các nước châu Á, mặc dù đó không phải là những nơi là tâm dịch" – nhà khoa học Amina Schartup thuộc Viện Scripps Oceanography, đồng tác giả nghiên cứu trên cho biết.

Cụ thể, 46% lượng rác thải nhựa toàn cầu xuất phát từ châu Á (do hoạt động sử dụng khẩu trang của cư dân), tiếp theo là châu Âu (24%), châu Mỹ (22%) và châu Phi (8%). Trong đó, 87,4% lượng rác thải là từ các bệnh viện, bao bì và bộ dụng cụ xét nghiệm chiếm khoảng 5%.

Ngọc Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Đại dịch Covid-19 đã tạo ra hơn 8 triệu tấn chất thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ