Thứ năm, 18/04/2024 13:04 (GMT+7)

ĐắkLắk: Có hay không việc Cty Huynh Hạnh xây dựng lò gạch trái phép?

Trần Quỳnh -  Thứ ba, 19/02/2019 14:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ai giật dây cho xã viên một số Hợp tác xã gửi đơn đến UBND tỉnh Đăk Lăk về việc công ty Huynh - Hạnh được cho phép tiếp tục hoạt động lò gạch?

Ngày 18/1/2019, UBND tỉnh Đắk Lắk ra Văn bản số 557/UBND – CN, “V/v chuyển đơn của tập thể xã viên các Hợp tác xã: Quyết Tiến, Phú Qúy, Nhân Tâm, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk” về UBND huyện Krông Pắk kiểm tra, xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

Văn bản này cho biết, ngày 16/1/2019, UBND tỉnh nhận được đơn ngày 4/1/2019 của tập thể xã viên các Hợp tác xã: Quyết Tiến, Phú Qúy, Nhân Tâm có nội dung: Phản ánh ông Nguyễn Văn Huynh, trú tại thôn 5, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, chủ lò gạch thuộc Hợp tác xã Phú Qúy vi phạm xây lò trái phép.

 Văn bản UBND tỉnh Đăk Lăk gởi UBND huyện Krông Păc

Về nội dung xây dựng lò trái phép, trao đổi với PV Môi trường & Đô thị điện tử, ông Nguyễn Văn Huynh – Giám đốc Cty TNHH Thương mại Dịch vụ Huynh Hạnh - thừa nhận là sai. Tuy nhiên, theo ông Huynh, cơ sở sản xuất gạch của ông tại thôn 5, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk đã và đang hoạt động sản xuất từ năm 2008 đến nay. Do lò gạch đang hoạt động đã xây dựng quá lâu nên xuống cấp, đồng thời để tiếp tục giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, vào tháng 6/2014, cơ sở đã xây dựng một lò vòng cải tiến công suất nhỏ gần hoàn thiện nhưng trong quá trình xây dựng nguồn kinh phí hạn hẹp, điều kiện của cơ sở gặp rất nhiều khó khăn nên phải ngừng xây dựng lò vòng cải tiến này.

Mặt khác, năm 2015, UBND tỉnh Đắk Lắk và Sở Tài Nguyên & Môi trường cho phép thu gom đất sét sau khi cải tạo đồng ruộng phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, cơ sở đã thu gom một lượng đất sét tập kết về bãi đủ để sản xuất gạch đến năm 2020.

Đến năm 2016, cơ sở tiếp tục xây dựng lò vòng cải tiến thì có đoàn kiểm tra của UBND xã Vụ Bổn và Phòng Kinh tế và Hạ tầng đến kiểm tra, lập biên bản tạm ngừng thi công. Sau đó, ông Huynh bị xử phạt hành chính và ông đã chấp hành, dừng việc xây dựng lại.
Cũng theo ông Huynh, lò vòng cải tiến này tuy công suất nhỏ nhưng chi phí đầu tư quá lớn, nguy cơ phá sản là không tránh khỏi nên Công ty Huynh – Hạnh đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Đăk Lăk để đề nghị về việc xin hoạt động sản xuất gạch có thời hạn với mong muốn được thu hồi một phần vốn và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

 Trích tờ trình xin cứu xét của công ty Huynh Hạnh

Trước tình hình khó khăn của cơ sở, ngày 6/12/2018, UBND xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk đã có cuộc họp lấy ý kiến, đánh giá của dư luận về việc cho phép lò gạch của ông Nguyễn Văn Huynh được hoạt động vì lò được xây dựng trên đất đã quy hoạch sản xuất kinh doanh. UBND xã có mời đại diện Ban tự quản thôn 5; một số chủ lò gạch và nhiều người dân thôn 5 sống gần lò gạch của ông Huynh tham dự. Qua ý kiến đóng góp của các ông bà về dự họp, UBND xã kết luận, thống nhất đề nghị cấp trên tạo điều kiện để lò gạch ông Huynh được hoạt động trở lại.

Liên quan đến nội dung đơn cứu xét của ông Huynh, theo tìm hiểu PV được biết, ngày 2/5/2018, UBND tỉnh Đắk Lắk có Công văn số 3380/UBND – CN về việc ông Huynh xin hoạt động lò gạch có thời hạn trên địa bàn huyện Krông Pắk, UBND tỉnh đã giao Sở xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu để hướng dẫn đơn vị triển khai thực hiện. Những nội dung vượt thẩm quyền thì tham mưu cho UBND tỉnh Đắk Lắk giải quyết theo quy định.

Thực hiện chỉ đạo này, Sở xây dựng đã chủ trì buổi họp, phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường, Công thương; UBND huyện Krông Pắk, UBND xã Vụ Bổn. Cuộc họp liên ngành đã thảo luận, đi đến thống nhất: Nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp cơ sở thoát khỏi nguy cơ phá sản dần hiện hữu, giải quyết việc làm cho công nhân, người lao động trong cơ sở không bị thất nghiệp, các Sở, ngành đề nghị UBND tỉnh xem xét cho phép Công ty Huynh – Hạnh hoạt động sản xuất gạch theo Quyết định số 35/2014/QĐ – UBND ngày 13/10/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk đã có quy định lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, lò vòng, lò vòng cải tiến không sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà sử dụng phế liệu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

 Biên bản họp dân của UBND xã Vụ Bổn (trích).

Ngày 28/12/2018, UBND tỉnh Đắk Lắk có Văn bản số 11501/UBND – CN cho phép Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Huynh Hạnh được hoạt động theo Quyết định số 35/2014/QĐ – UBND ngày 13/10/2014 của UBND tỉnh. Như vậy, ngày 4/1/2019, tập thể xã viên các Hợp tác xã: Quyết Tiến, Phú Qúy, Nhân Tâm có đơn gửi tới UBND tỉnh Đắk Lắk phản ánh ông Nguyễn Văn Huynh vi phạm xây lò trái phép sau thời điểm các ngành chức năng từ cấp xã cho đến huyện, tỉnh đã họp bàn và cấp cao nhất là UBND tỉnh Đắk Lắk ra quyết định cho phép Cty Huynh – Hạnh được tiếp tục hoạt động lò gạch là không có cơ sở.

Văn bản của tỉnh Đắk Lắk đồng ý cho Cty Huynh – Hạnh hoạt động sản xuất gạch.

Công nhân công ty Huynh - Hạnh có nguy cơ mất việc.

Liệu đây có phải trò cạnh tranh không lành mạnh, giật dây, xúi giục xã viên gửi đơn nhằm “hạ bệ” nhau trong kinh doanh hay không ?

Câu hỏi, chúng tôi xin dành cho dư luận trả lời.

Bạn đang đọc bài viết ĐắkLắk: Có hay không việc Cty Huynh Hạnh xây dựng lò gạch trái phép?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.
Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3
Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba - năm 2024.