Thứ năm, 25/04/2024 15:19 (GMT+7)

Đảm bảo vệ sinh môi trường bãi biển

MTĐT -  Thứ ba, 31/01/2023 15:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đối với công nhân vệ sinh môi trường ở các tuyến bãi biển trên địa bàn TP. Phú Quốc (Kiên Giang), lễ, tết là những ngày tất bật nhất. Đây là thời điểm thành phố thu hút nhiều du khách, lượng rác thải trên bãi biển nhiều hơn...

Công nhân vệ sinh môi trường ở các tuyến bãi biển khác với công nhân vệ sinh đường phố ở chỗ đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mẩn. Rác thải mà công nhân vệ sinh môi trường ở các tuyến bãi biển phải dọn có kích thước nhỏ, khó vệ sinh như rêu, bèo… và những rác thải sinh hoạt như chai, hộp cơm, muỗng nhựa…

Nếu công nhân vệ sinh đô thị quét dọn rác trên đường thì công nhân vệ sinh môi trường ở các tuyến bãi biển phải cào rác, rồi rây bớt cát trước khi bỏ vào thùng rác. Một số rác như rêu khó cào, công nhân phải dùng tay nhặt nhạnh từng mảng rêu, để cát trên bãi biển trắng đẹp, thu hút du khách.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Chúng tôi ghé bãi Khem, phường An Thới, TP. Phú Quốc vào đúng đợt rêu biển dạt vào bãi. Dọc bãi tắm, nhiều công nhân vệ sinh đang thu gom rêu.

Hỏi thăm và được bà Trần Thị Huyền - nhân viên môi trường công cộng, Tập đoàn Sun Group chia sẻ: “Rêu này ở dưới đáy, biển động hoặc ghe tàu chạy đứt, gió lớn dạt vào bãi, tôi và mọi người ở đây dọn mấy ngày nay không nghỉ tay, vì mùa này khách xuống bãi tắm đông, nếu nước biển có rêu sợ du khách ngại xuống tắm”.

Chị Cao Ngọc Trang - nhân viên môi trường công cộng, Tập đoàn Sun Group nói: “Tùy theo ngày phân công, tôi dọn rác sinh hoạt hoặc dọn rêu biển. Những ngày dọn rong rêu thì cực hơn, vì rêu khó cào, cào xong phải nhặt bằng tay, thu gom rất lâu. Đứng cào, ngồi nhặt từ sáng tới chiều, kể cả lúc trưa nắng, tôi cũng cố gắng dọn nhanh để khách xuống tắm”.

Gắn bó với công việc dọn vệ sinh trên bãi biển hơn 10 năm, anh Trần Văn Khánh, phụ trách dọn vệ sinh công cộng khu vực Dinh Cậu, TP. Phú Quốc chia sẻ: “Mùa cao điểm du lịch như dịp lễ, tết, tôi phải dọn vệ sinh bãi biển sớm hơn. Hơn nữa, nơi đây khách du lịch và người dân có thói quen tắm biển buổi sáng để ngắm bình minh, tôi phải tranh thủ dọn sớm”.

Ngoài dọn rác trên bãi tắm, tổ dọn vệ sinh còn chạy ghe, tàu vớt rác trôi dạt trên biển. “Những hôm mưa bão, gió thổi rác từ bờ xuống biển, tồn đọng nhiều chưa dọn kịp, du khách hiểu lầm ý thức giữ vệ sinh biển ở đây kém, chúng tôi cảm thấy buồn lòng”, anh Khánh bộc bạch.

Dọn vệ sinh là việc mà công nhân vệ sinh phải làm mỗi ngày. Tuy nhiên, những mùa cao điểm, khách du lịch đông, việc dọn vệ sinh ngoài việc tỉ mẩn, đòi hỏi công nhân phải dọn nhanh để biển luôn sạch, đẹp trong mắt du khách gần xa./.

Bạn đang đọc bài viết Đảm bảo vệ sinh môi trường bãi biển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo Kiên Giang

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.