Thứ ba, 23/04/2024 18:14 (GMT+7)

Đầu tháng 12, không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ có nơi dưới 5 độ C

Lam Vy -  Thứ hai, 29/11/2021 17:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ đêm mai (30/11) nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến khoảng 13-15 độ. Từ đêm 01/12, nền nhiệt độ thấp nhất tiếp tục giảm thêm và phổ biến từ 11-13 độ. Trời rét.

Hiện nay (29/11), bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia  cho biết, khoảng từ gần sáng mai (30/11), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bắc Bộ, từ chiều mai ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung Bộ.

tm-img-alt
Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia. 

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với trường phân kỳ trên cao nên trong 5-7 ngày tới, ở Bắc Bộ duy trì trạng thái đêm không mưa, ngày nắng; sáng sớm có sương mù. Từ đêm 01/12, nền nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ giảm mạnh, phổ biến 11-14 độ, vùng núi từ 7-10 độ, vùng núi cao dưới 5 độ; trời rét, có nơi rét đậm. Vùng núi cao có khả năng xuất hiện sương muối. 

 Từ gần sáng mai (30/11), trong đất liền gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5; ở vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8, biển động, sóng biển cao từ 2,0-3,0m. Từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và khu vực giữa Biển Đông gió đông bắc tiếp tục mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh, sóng biển cao từ 2,0-4,0m; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao từ 3,0-5,0m.

 Khu vực Hà Nội: Trong 5-7 ngày tới duy trì trạng thái thời tiết đêm không mưa, ngày nắng; sáng sớm có sương mù. Từ đêm mai (30/11) nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến khoảng 13-15 độ. Từ đêm 01/12, nền nhiệt độ thấp nhất tiếp tục giảm thêm và phổ biến từ 11-13 độ. Trời rét.

Bạn đang đọc bài viết Đầu tháng 12, không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ có nơi dưới 5 độ C. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bảo tồn chim hoang dã: Cần một giải pháp hiệu quả và bền vững
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế quảng cáo và mua bán” nhằm hỗ trợ các nỗ lực thực thi Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã

Tin mới