Thứ sáu, 29/03/2024 14:14 (GMT+7)

Dầu Tiếng - Tây Ninh: Kỳ vọng cây gáo vàng ứng phó biến đổi khí hậu

Kim Đồng - Phúc Thành -  Thứ ba, 08/06/2021 12:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công ty TNHH Việt Dương TN đã trồng thử nghiệm thành công 50 ha cây gáo vàng trên đất bán ngập hồ Dầu Tiếng từ cao trình +22 m trở xuống. Kế hoạch trồng 400.000 cây phủ kín trên vùng 500ha năm 2021.

Năm 2020, công ty đã tiến hành trồng thử nghiệm thành công 50 ha cây gáo vàng trên đất bán ngập hồ Dầu Tiếng từ cao trình +22 m trở xuống. Việc triển khai kế hoạch trồng 400.000 cây gáo vàng phủ kín trên vùng 500ha năm 2021. Nằm trong kế hoach trồng giai đoạn 2021-2025 là 7.500ha, số cây dự kiến trồng khoản 6.000.000 cây.

Dự kiến sẽ trồng 500 ha cây gáo vàng từ cao trình + 22,00 m trở xuống phía lòng hồ tại xã Tân Thành, huyện Tân Châu trong năm 2021.


Việc làm này sẽ góp phần ứng phó biến đổi khí hậu. Đồng thời là “lá chắn thép” bảo vệ đập, tăng tuổi thọ công trình, tăng độ che phủ, phòng chống thiên tai,... giúp phát triển bền vững tài nguyên rừng, tài nguyên nước hồ Dầu Tiếng hưởng ứng Quyết định số 524/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trồng 01 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025.

Nhiều đề án bảo vệ môi trường bền vững

Hiện nay tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) trên toàn cầu đang diễn biến rất phức tạp, với cường độ, tần suất ngày càng nhiều. Trước thực trạng này, nhiều quốc gia đã đặt vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước,... là một trong những nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của quốc gia. Tại Việt Nam, việc (BĐKH) đã gây ra các thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội, hàng nghìn người dân đã phải hứng chịu một năm 2020 thiên tai dị thường, khốc liệt.

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, năm 2020: Việt Nam đã hàng loạt vụ thiên tai, dông, lốc, mưa lớn, nhiều cơn bão trên Biển Đông... gây thiệt hại nghiêm trọng. Chỉ trong gần 2 tháng, khu vực Duyên hải miền Trung đã chịu ảnh hưởng dồn dập của 9 cơn bão (từ số 5 đến số 13) và 2 áp thấp nhiệt đới, trong đó, cơn bão số 9 đã đạt đến cấp siêu bão và được đánh giá mạnh nhất trong 20 năm qua. Tính đến ngày đầu tháng 12/2020, thiên tai đã làm khoảng 350 người chết, mất tích và hơn 870 người bị thương... Ngoài ra, các chuyên gia cũng đã dự báo tới năm 2050 với kịch bản mực nước biển dâng từ 18 đến 38 cm, tổn thất do BĐKH gây ra đối với kinh tế Việt Nam có thể lên tới 2% GDP.

Trước tình hình trên, nhiều đề án bảo vệ môi trường bền vững giúp ứng phó với BĐKH đã được nước ta chú trọng. Điển hình là “Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của Đề án là đến hết năm 2025, cả nước trồng được một tỷ cây xanh, trong đó 690 triệu cây trồng phân tán ở các khu đô thị và vùng nông thôn, 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.... Đền án được thực hiện tốt thì cần cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng chung tay.

Trao đổi với phóng viên về đề án trên, bà Nguyễn Thị Thanh Hiền - Giám đốc Công ty TNHH Việt Dương TN cho biết, hưởng ứng với đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính Phủ. Phía công ty cũng hưởng ứng bằng kế hoạch triển khai trồng rừng trên toàn bộ diện tích đất bán ngập vùng lòng hồ Dầu Tiếng (thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh), dự kiến trong năm 2021 sẽ triển khai trồng 500 ha cây gáo vàng, khoảng 400.000 cây. Đến năm 2025 dự kiến trồng 7.500ha (trồng 6.000.000 cây) ở khu vực lồng hồ

Một số cây gáo vàng đã trồng thử nghiệm thành công từ cao trình + 22,00 m trở xuống phía lòng hồ Dầu Tiếng

Về kế hoạch triển khai trồng rừng trên toàn bộ diện tích đất bán ngập vùng lòng hồ Dầu Tiếng: Ngày 9/12/2014 UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 2812/QĐ-UBND tỉnh Tây Ninh về việc giao đất từ cao trình +24,40 m trở xuống khu vực lòng hồ Dầu Tiếng (địa phận tỉnh Tây Ninh) cho Công ty Dầu Tiếng-Phước Hòa quản lý sử dụng. Đến ngày 21/11/2015 Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng- Phước Hòa (Công ty Phước Hòa -Dầu Tiếng) ký hợp đồng hợp tác trồng rừng số 111/HD-TLDTPH với Công ty TNHH Việt Dương TN để thực hiện trồng rừng trên toàn bộ diện tích đất bán ngập vùng lòng hồ Dầu Tiếng thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh, 100% vốn do Công ty Việt Dương TN tự bỏ vốn.

Ngày 27/1/2015 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã có văn bản số 999/BNN-TCLN về việc tổ chức thực triển khai trồng rừng bán ngập trong hồ Dầu Tiếng theo quyết định giao đất của UBND tỉnh Tây Ninh và văn bản số 5763/BNN-TCLN ngày 20/7/2015 về việc thống nhất phương án trồng rừng bán ngập trên toàn bộ diện tích đất bán ngập được UBND tỉnh Tây Ninh giao, để ứng phó với tình hình BĐKH trong giai đoạn hiện nay. Trồng rừng trên đất bán ngập sẽ góp phần bảo vệ đập, tăng tuổi thọ công trình, độ che phủ, cải thiện môi trường, phòng chống thiên tai,... giúp phát triển bền vững tài nguyên rừng, tài nguyên nước hồ Dầu Tiếng.

Để thực hiện tốt công việc trên: Ngày 6/5/2021 Công ty Dầu Tiếng -Phước Hòa đã có văn bản số 37/TLDTPH-QLN về việc tiếp tục triển khai kế hoạch trồng rừng trên đất bán ngập hồ Dầu Tiếng từ cao trình 22,00 m trở xuống phía lòng hồ thuộc xã Tân Thành, huyện Tân Châu gửi đến Các cấp ban ngành tỉnh Tây Ninh. Đại diện Công ty Dầu Tiếng -Phước Hòa cho biết, văn bản trên cũng nhằm hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch dự kiến diện tích triển khai trồng rừng trên đất bán ngập hồ Dầu Tiếng thuộc địa bàn tỉnh Tây Ninh khoảng 7.500ha.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hiền - Giám đốc Công ty Việt Dương TN cho biết: “Hiện nay, mực nước hồ đang là 19,2m. công ty dự kiến sẽ triển khai trồng 500 ha cây gáo vàng (400.000 cây) từ cao trình + 22,00 m trở xuống phía lòng hồ tại ấp Đồng Kèn 1, ấp Đồng Kèn 2, ấp Tân Hòa, ấp Tân Hiệp và ấp Tà Dơ, xã Tân Thành, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh từ 7/5/2021 -30/6/2021”.

400.000 cây giống gáo vàng sẵn sàng “phủ kín” lòng hồ Dầu Tiếng năm 2021

Cũng theo bà Hiền, quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Có một số đối tượng tự ý đưa máy cày vào vùng dự kiến trồng đề cày bao chiếm, giữ đất không cho triển khai trồng rừng, đặc biệt còn đánh, đe dọa cán bộ kỹ thuật của Công ty và lực lượng tham gia trồng rừng, gây mất an ninh trật tự tại địa phương và vùng lòng hồ, việc trồng rừng không triển khai được theo kế hoạch. Thậm chí các đối tượng còn phá vường cây trồng từ năm 2020 như cày phá vườn cây, nhổ cây và đưa trâu bò vào khu vực đã trồng.

“Về vấn đề này, công ty chúng tôi đã đề nghị UBND tỉnh Tây Ninh, UBND huyện Tân Châu và UBND xã Tân Hòa quan tâm, hỗ trợ việc triển khai trồng rừng, cần có biện pháp xử lý nghiêm các đối tượng gây rối, cản trở việc trồng rừng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của người tham gia trồng rừng. Đặc biệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân địa phương về ích lợi của việc trồng rừng bán ngập trong lòng hồ Dầu Tiếng.”, bà Hiền nói.

Bạn đang đọc bài viết Dầu Tiếng - Tây Ninh: Kỳ vọng cây gáo vàng ứng phó biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.