Thứ năm, 18/04/2024 16:46 (GMT+7)

Đầu tư hệ thống nước Bảo Lộc: Chưa tìm được tiếng nói chung (Kỳ 2)

Minh Yến - Thế Bôn -  Thứ năm, 29/08/2019 15:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong báo cáo chủ trương đầu tư có đề cập đến hiện trạng hệ thống cấp nước TP.Bảo Lộc, về nguồn cung cấp nước hiện nay, có nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt hồ Nam Phương

Dư luận người dân và các nhà chuyên môn đều cho rằng việc nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước thành phố (TP) Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, là rất cần thiết, để góp phần phát triển kinh tế xã hội, phục vụ đới sống người dân, đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại III. Tuy nhiên, công việc hệ trọng là phải lựa chọn phương án đầu tư thích hợp, có tính khả thi và mang lại hiệu quả thiết thực và nhất là không để người dân phải gánh thêm chi phí, vì giá nước cứ tăng cao theo lộ trình (moitruongđothi.vn ngày 23/8/2019 đã phản ánh).

Cần xem lại hiệu quả kinh tế

Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư sử dụng vốn ODA của Đan Mạch đối với dự án (DA) Kiểm soát tỷ lệ thất thoát nước sạch, nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước thành phố (TP) Bảo Lộc, do Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc (BWA), làm chủ đầu tư, gồm các nội dung:
- Cải tạo hệ thống ống cấp nước, xây dựng mới nhà máy lấy nước từ hồ Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm về TP. Bảo Lộc dài 14km, sẽ gặp nhiều khó khăn, do tiền đền bù, giải phóng mặt bằng rất cao và thời gian kéo dài;
- Công trình thu và trạm bơm cấp 1 với công suất 17.000m3/ngày đêm, nâng công suất toàn hệ thống lên 22.000m3 ngày đêm;
- Phần tuyến ống truyền dẫn và phân phối sẽ được cải tạo, lắp đặt mới đảm bảo cho giai đoạn trước mắt, phù hợp với quy hoạch cấp nước TP các giai đoạn sau (chỉ cần đầu tư mở rộng mạng lưới ra các vùng phụ cận;
- Lắp đặt hệ thống SCADA quản lý mạng lưới, chống thất thoát, thất thu nước sạch cho khu đô thị cũ. Tổng chi phí đầu tư là 448.499.302.622 đồng (tương đương 19.714.255 USD).
Theo đó, giá nước hiện nay là 8.985 đồng/m3 và giá nước sau đầu tư, tính từ năm 2021 là 12.790 đồng/m3, sau đó sẽ tăng theo lũy kế. Từ đó cho thấy, DA sẽ không hiệu quả, khó thu hồi được vốn đầu tư. Tổng sản lượng cấp nước tăng lên 28.500m3/ngày đêm nhưng thực tế nhu cầu sử dụng chỉ khoảng 11.500m2/ngày đêm.

Sơ đồ hệ thống cấp nước thành phố Bảo Lộc

Qua nghiên cứu Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư sử dụng vốn ODA của Đan Mạch, các chuyên gia về ngành cấp thoát nước đều không đồng tình. Bởi lẽ, DA chi phí lên tới trên 448 tỷ đồng và người dân phải bỏ tiền ra mua nước với giá đắt gấp nhiều lần so với giá nước hiện nay. Về mặt hiệu quả kinh tế, nếu phải trả cả vốn lẫn lãi vay gần 50 tỷ đồng/năm thì DA không có đủ tiền để trả, nếu được ưu đãi thì dự án phải trả liên tục trên 70 năm không có lãi vay. Điều này mâu thuẫn với điều khoản cho vay của hợp đồng tín dụng, trong đó vốn vay ODA là trên 367 tỷ đồng, phải trả hàng năm bao gồm cả vốn lẫn lãi trong thời hạn 10 năm, vốn đối ứng là trên 81 tỷ đồng, vay với lãi suất thương mại phải trả trong thời hạn 13 năm.

Khai thác lợi thế hồ Nam Phương

Trong báo cáo chủ trương đầu tư có đề cập đến hiện trạng hệ thống cấp nước TP.Bảo Lộc, về nguồn cung cấp nước hiện nay, có nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt hồ Nam Phương, gồm:
- 19 trạm bơm nước giếng và được phân bố rải rác trên địa bàn thành phố cấp cho mục đích sinh hoạt và các dịch vụ công cộng.
- Nguồn nước hồ Nam Phương được đưa vào khai thác năm 2016, hiện nay nhà máy đang đảm nhiệm cấp nước cho một phần khu dân cư của thành phố, với công suất 2.300m3/ngày đêm và đạt công suất 5.000m3/ngảy đêm đến năm 2020.
Theo các chuyên gia, nên tận dụng nguồn nước hồ Nam Phương, gần trung tâm TP.Bảo Lộc, để giảm thiểu chi phí đầu tư và giá nước cung cấp cho người dân ổn định, chỉ bằng ½ giá của Công ty BWA hiện nay. Do đó, phương án đầu tư nâng cấp nhà máy nước hồ Nam Phương, TP.Bảo Lộc, chủ đầu tư DA cam kết:
- Nâng cấp hồ Nam Phương lên dung tích 5,916 triệu m3 nước theo Quyết định số 2036/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng.
- Nâng cấp nhà máy nước hiện hữu công suất 5.000m3/ngày đêm, lên 17.000m3/ngày đêm, trong khuôn viên 23.000m2 đất của nhà máy, nằm ngay cạnh hồ Nam Phương, bằng vốn tự có của doanh nghiệp, theo từng giai đoạn và phù hợp nhu cầu.
- Lắp đặt đường ống dẫn nước thô từ hồ Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm về nhà máy nước Nam Phương, khi nhu cầu tiêu thụ tăng lên 60.000m3/ngày đêm, theo quy hoạch của địa phương.

Nhà máy nước đang sử dụng nguồn nước hồ Nam Phương

Như vậy, đây là phương án xã hội hóa, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước của TP.Bảo Lộc, theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bạn đang đọc bài viết Đầu tư hệ thống nước Bảo Lộc: Chưa tìm được tiếng nói chung (Kỳ 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Trị sắp đấu giá 10 mỏ khoáng sản
Trong 10 mỏ khoáng sản tỉnh Quảng Trị đưa ra đấu giá lần này, có 9 mỏ đất và 1 mỏ cát, sỏi. Hiện có 17 công ty đủ điều kiện tham gia đấu giá đối với các mỏ khoáng sản trên.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.