Thứ năm, 25/04/2024 22:14 (GMT+7)

Đáy biển nổi sóng vì rác nhựa - Bài 1: Tương lai dệt bằng… nilon?!

MTĐT -  Thứ bảy, 27/11/2021 16:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đến bất cứ nơi đâu, nhất là những bãi biển, chỗ nào người ta cũng thấy la liệt rác. Trên những con sóng đánh dữ dội vào bờ hay dưới những tán cây xanh rì dưới nắng, rất nhiều chai nhựa, ống hút, túi nilon… bập bềnh, chìm nổi quấn lấy chân người.

Đáy biển nổi sóng vì rác nhựa - Bài 1: Tương lai dệt bằng… nilon?! ảnh 1

Trước dịch COVID-19, mỗi năm tỉnh Khánh Hoà đón khoảng hơn 5 triệu lượt du khách. Đa phần người dân vẫn chọn túi nilon để đựng hàng hóa. Và cứ thế, trên bờ, dưới biển đâu cũng thấy rác thải là túi nilon. Dẫu nhiều người vẫn biết rằng, sử dụng túi nilon là gây tác hại đến môi trường, nhưng thực tế là họ vẫn sử dụng túi nilon, vì tiện.

Đáy biển nổi sóng vì rác nhựa - Bài 1: Tương lai dệt bằng… nilon?! ảnh 2

Từ những năm 2012, Việt Nam đã áp dụng tăng mức thuế bảo vệ môi trường đối với một số loại túi nilon. Thế nhưng, túi nilon vẫn hiện diện khắp mọi nơi. Chỉ tính riêng tại thành phố Nha Trang, Công ty Môi trường đô thị thu gom khoảng hơn 500 tấn rác/ngày, trong đó, rác thải nilon chiếm một lượng không hề nhỏ. Trong khi, quy trình xử lý rác thải hiện nay chỉ mới dừng ở việc chôn lấp, sử dụng các chế phẩm chất lượng cao nhằm hỗ trợ quá trình phân hủy chứ chưa có công nghệ nào tái chế, xử lý, triệt để rác thải nilon. Điều này có nghĩa, khối lượng rác thải nilon được chôn lấp mỗi ngày sẽ tồn tại đến nhiều năm sau, tạo hệ luỵ lâu dài cho môi trường sống.

Đáy biển nổi sóng vì rác nhựa - Bài 1: Tương lai dệt bằng… nilon?! ảnh 3

Theo các nhà khoa học trong nước, một chiếc túi nilon, nhiều khi được sử dụng trong 5 phút, chỉ mất 5 giây để sản xuất và cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì cần từ 500-1.000 năm. Gần 1/3 số túi nilon mà con người sử dụng không được thu gom và xử lý, và hậu quả là rác thải nhựa và nilon phát sinh không ngừng, có mặt ở khắp nơi, gây ra thảm họa mà các nhà khoa học gọi là “ô nhiễm trắng”.

Là một người đã từng vượt gần 7.000 km chụp lại hơn 3.000 bức ảnh về rác thải tại các địa điểm du lịch trong nước, nhiếp ảnh gia nổi tiếng Lekima Hùng (tên thật là Nguyễn Việt Hùng, 44 tuổi) chia sẻ, ô nhiễm rác thải tại các địa điểm du lịch ở nước ta đang trong tình trạng báo động. "Trên đường đi, tôi rất ngỡ ngàng khi thấy hàng kilomet rác thải tại các địa điểm du lịch nổi tiếng như đảo Bình Ba, Nam Du, Phú Quốc, Côn Đảo… trong đó chủ yếu là rác thải nhựa, túi nilon".

Đáy biển nổi sóng vì rác nhựa - Bài 1: Tương lai dệt bằng… nilon?! ảnh 4

Anh kể, đảo Nam Du - nơi được ví là thiên đường du lịch của vùng biển Tây Nam nhưng ngập trong rác. Đảo ngọc Phú Quốc - nơi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, trong lành nay chỉ còn trong ký ức bởi những “núi rác” tầng tầng lớp lớp đang dần lấn biển, lấn đảo. Hòn Phụ Tử - nơi được xem là biểu tượng cho cảnh đẹp Kiên Giang và được công nhận là danh lam thắng cảnh quốc gia vào năm 1989 cũng không khác những địa danh trên là mấy. Qua cửa soát vé của khu di tích chùa Hang - Hòn Phụ Tử, cảnh tượng rác thải bủa vây khiến nhiếp ảnh gia Lekima Hùng thật sự rất sốc.

Đáy biển nổi sóng vì rác nhựa - Bài 1: Tương lai dệt bằng… nilon?! ảnh 5

Cùng với việc phát triển du lịch, rác thải đang là thách thức với nhiều địa phương nổi tiếng ở Việt Nam. Chính sự thiếu ý thức của con người đã biến những điểm du lịch tuyệt đẹp trở thành “điểm đen” về môi trường. Việt Nam đang phải đối mặt nhãn tiền với nguy cơ “ô nhiễm trắng” trong tương lai gần nếu không có những hành động thiết thực và khẩn trương để bảo vệ môi trường.

Đáy biển nổi sóng vì rác nhựa - Bài 1: Tương lai dệt bằng… nilon?! ảnh 6

Dịch COVID-19 đang khiến ngành công nghiệp du lịch ở Việt Nam lẫn toàn cầu chững lại. Nhưng chính trong khoảng lặng này, những người làm du lịch và khách du lịch có thêm thời gian để nhìn nhận, suy ngẫm về những tác động môi trường nghiêm trọng do du lịch gây ra, nhất là vấn đề rác thải.

Không chỉ ở Việt Nam, số liệu thống kê của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc cho thấy, có khoảng 8 triệu tấn nhựa thải đi vào lòng đại dương mỗi năm, tương đương mỗi phút thải ra một xe chở rác nhựa với khối lượng lớn từ Châu Á, trong đó có Việt Nam. Với tốc độ này, dự báo đến năm 2050, các vùng biển sẽ chứa nhiều rác thải nhựa hơn cá.

Đáy biển nổi sóng vì rác nhựa - Bài 1: Tương lai dệt bằng… nilon?! ảnh 7

Đơn cử, hai mươi năm trước, quần đảo nhỏ bé Phi Phi của Thái Lan ở biển Andaman thực sự là “thiên đường”, khi nơi đây vẫn là một địa điểm hoang sơ, ngập tràn sinh vật biển, mỗi ngày chỉ vài khách du lịch ghé thăm. Tuy nhiên sau khi được chọn là địa điểm quay của một bộ phim Holywood nổi tiếng, khu du lịch này đã đón tới 5.000 người đến mỗi ngày. Khách du lịch quá đông kéo theo rác thải, hủy hoại môi trường biển buộc chính quyền địa phương phải đóng cửa hoàn toàn Vịnh Maya trong một thời gian để cho rạn san hô xung quanh có cơ hội được phục hồi.

Đáy biển nổi sóng vì rác nhựa - Bài 1: Tương lai dệt bằng… nilon?! ảnh 8

Cách đây ít lâu, một con cá voi mang thai chết và trôi dạt đến khu vực bờ biển tại thị trấn nghỉ dưỡng Porto Cervo, trên đảo Sardinia của Italia. Khi các nhà khoa học và bác sĩ thú y cắt bỏ tử cung và dạ dày của cá voi, họ đã thấy một cảnh tượng kinh hoàng: Nhựa chiếm hơn 2/3 dạ dày của cá voi. Đó không phải là hình ảnh cá biệt tại các địa điểm du lịch biển nổi tiếng từ châu Á đến Địa Trung Hải. Trước đó, một con cá voi đã trôi dạt vào bờ ở phía Đông Indonesia với 6kg rác thải nhựa trong dạ dày bao gồm 115 cốc uống nước, chai nhựa…

Đáy biển nổi sóng vì rác nhựa - Bài 1: Tương lai dệt bằng… nilon?! ảnh 9

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc, hiện mỗi năm có khoảng 1,4 tỷ lượt khách du lịch quốc tế, trong khi con số này vào năm 1950 chỉ là 25 triệu khách. Du lịch mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương như tạo thu nhập, việc làm, đồng thời giúp bảo tồn và tôn tạo các di tích... Tuy nhiên ngành “công nghiệp không khói” này cũng tạo ra “bài toán” xử lý rác thải làm đau đầu các chính quyền địa phương. Cả Việt Nam và các nước nằm sát biển đang phải đối mặt với những nguy cơ trầm trọng và hậu quả khó lường vì ô nhiễm rác thải nhựa.

Số liệu thống kê của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc cho thấy, có khoảng 8 triệu tấn nhựa thải đi vào lòng đại dương mỗi năm, tương đương mỗi phút thải ra một xe chở rác nhựa với khối lượng lớn từ Châu Á, trong đó có Việt Nam. Với tốc độ này, dự báo đến năm 2050, các vùng biển sẽ chứa nhiều rác thải nhựa hơn cá.

Bạn đang đọc bài viết Đáy biển nổi sóng vì rác nhựa - Bài 1: Tương lai dệt bằng… nilon?!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Ngày Nay

Cùng chuyên mục

Tình hình khí hậu năm 2024 dự kiến sẽ tồi tệ hơn năm 2023
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) giữa tháng 1/2024 cho biết năm 2023 là năm nóng nhất được ghi nhận trên hành tinh. Nhưng ảnh hưởng liên tục của hiện tượng khí hậu El Nino trong nửa đầu năm 2024 sẽ có nguy cơ lập kỷ lục nhiệt độ mới trong năm nay.
[Infographic] Kỹ năng phòng chống rét đậm, rét hại
Những ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh cường độ mạnh, toàn miền Bắc đã xảy ra rét đậm, rét hại, vùng núi cao xuất hiện băng giá, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và sản xuất nông nghiệp.
Toàn cảnh vụ rơi máy bay quân sự tại Quảng Nam
Máy bay Su 22, số hiệu 5880 do Đại úy phi công Đỗ Tiến Đức, Phi đội trưởng Phi đội 1 điều khiển; cất cánh lúc 11 giờ 4 phút, ngày 9/1, đến 11 giờ 14 phút cùng ngày phi công báo máy bay gặp sự cố không thể về hạ cánh được.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.