Thứ ba, 19/03/2024 17:06 (GMT+7)

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN lĩnh vực môi trường để xây dựng một tương lai xanh

MTĐT -  Thứ năm, 19/05/2022 16:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN cũng như tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến là chìa khóa quan trọng để xây dựng một tương lai xanh”.

Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân tại Hội thảo tổng kết hoạt động KH&CN giai đoạn 2011 - 2021 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực môi trường diễn ra ngày 16/5, tại Hà Nội.

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường.

Khoa học công nghệ - “chìa khóa” bảo vệ môi trường

img_8582.jpg
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết: Để chào mừng 20 năm thành lập Bộ TN&MT (2002- 2022) và hưởng ứng Ngày KH&CN hàng năm (18/5), Bộ TN&MT đang thực hiện tổng kết, đánh giá kết quả nghiên cứu KH&CN nổi bật giai đoạn 2011- 2021; giới thiệu một số kết quả nghiên cứu của Bộ trong thời gian qua, tập trung những đề tài, nhiệm vụ được ứng dụng hiệu quả, phục vụ công tác quản lý của ngành. Đồng thời, cũng sẽ xác định các định hướng nghiên cứu và các giải pháp để thúc đẩy hoạt động KH&CN trong thời gian tới.

Nhân dịp này, Bộ tổ chức chuỗi các hội nghị, hội thảo nhằm tổng kết, đánh giá, giới thiệu các kết quả KH&CN nổi bật, xác định định hướng sắp tới của 9 lĩnh vực chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ TN&MT.

Đánh giá về hoạt động KH&CN lĩnh vực môi trường giai đoạn 2011-2021, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết, các đề tài nghiên cứu được phê duyệt đã tập trung giải quyết các vấn đề ưu tiên, thực tiễn theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Nhiều vấn đề mới và khó đã được nghiên cứu, làm rõ về nội dung và có kết quả nghiên cứu rõ ràng, phục vụ đắc lực và hiệu quả cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ, ngành và địa phương.

Cụ thể, kết quả nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2011-2020 đã góp phần cung cấp cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trong xây dựng và ban hành các Nghị quyết/Chỉ thị của Đảng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng, triển khai các mô hình, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đồng thời thúc đẩy triển khai ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong dự báo, phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục sự cố, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường, quản lý chất thải, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

img_8592_rs.jpg
Toàn cảnh Hội thảo

Cùng với những kết quả đạt được, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chỉ ra rằng, vẫn tồn tại, hạn chế trong nghiên cứu, triển khai KH&CN trong lĩnh vực môi trường như: thiếu cơ chế phối hợp để thu hút chất xám và động viên các nhà khoa học trong nghiên cứu triển khai đề tài. Các nghiên cứu về giải pháp, kỹ thuật công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường còn dàn trải, chưa tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách. Đồng thời còn thiếu nguồn lực kỹ thuật và tài chính phục vụ nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học,…

Đề xuất giải pháp góp phần phát triển KH&CN môi trường đến năm 2030

Vì vậy, để khắc phục những tồn tại hạn chế trong thời gian qua, thúc đẩy phát triển KH&CN của lĩnh vực môi trường trong thời gian tới, tại Hội thảo, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đề nghị các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học tham gia góp ý và trao đổi thảo luận tập trung vào xác định những lĩnh vực trọng tâm cần triển khai để góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ở nước ta; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN cũng như tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến là chìa khóa quan trọng để xây dựng một tương lai xanh; đề xuất các giải pháp nhằm cụ thể có thể điều chỉnh trong khuôn khổ trách nhiệm quản lý của Bộ để từ đó triển khai có hiệu quả hơn nữa hoạt động nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực môi trường định hướng năm 2030.

img_8606_rs1.jpg
Ông Lương Duy Hanh, Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN (Bộ TN&MT) báo cáo tại Hội nghị

Theo ông Lương Duy Hanh, Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN (Bộ TN&MT), trong giai đoạn tới, định hướng về KH&CN trong lĩnh vực môi trường của Bộ TN&MT sẽ tập trung tiếp tục nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học để hoàn thiện và triển khai có hiệu quả thể chế, chính sách, pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường; nghiên cứu, đề xuất các công cụ, mô hình quản lý mới nhằm bảo vệ môi trường và bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học trong điểu kiện hội nhập quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ, mô hình dự báo, giám sát, cảnh báo sớm diễn biến chất lượng môi trường phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

Nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ, kỹ thuật phù hợp điều kiện Việt Nam trong ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm; cải tạo, phục hồi môi trường; quản lý chất thải; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong bối cảnh thế giới đang đẩy mạnh thực hiện kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cac-bon thấp, hướng đến mục tiêu phát thải khí nhà kính ròng bằng 0.

img_8602_rs(1).jpg
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe giới thiệu các báo cáo: “Nghiên cứu, đề xuất các nội dung cơ bản phục vụ xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030”; “Nghiên cứu, xác định các nguồn đóng góp chính đối với bụi PM10 và PM2.5 ở đô thị miền Bắc Việt Nam – Thực nghiệm tại Hà Nội, Quảng Ninh và Phú Thọ”; Cơ sở khoa học về kinh tế tuần hoàn phục vụ xây dựng Luật Bảo vệ môi trường 2020; Tự động hóa vận hành hệ thống trong quản lý và bảo vệ môi trường nước phục vụ xây dựng và phát triển đô thị thông minh thời đại 4.0”; Nghiên cứu khoa học công nghệ đo đạc bản đồ phục vụ quản lý môi trường; Kết quả nghiên cứu khoa học tiêu biểu về quản lý chất thải; Công tác quản lý về bảo vệ môi trường trong thời gian tới và định hướng nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng KHCN trong BVMT giai đoạn 2021-2030;…

Bạn đang đọc bài viết Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN lĩnh vực môi trường để xây dựng một tương lai xanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo TN&MT

Cùng chuyên mục

Tái tạo rừng sau động đất: Một quá trình đầy thách thức
Sau mỗi trận động đất, các khu vực rừng phải mất thời gian lên tới hàng thập kỷ để phục hồi hoàn toàn. Vì vậy cần thiết phải quản lý rủi ro để bảo vệ môi trường, tài nguyên rừng hiệu quả sau trước và sau các thảm hoạ địa chất.

Tin mới

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Bài thơ: Im lặng để mất nhau
Anh im lặng , em cũng sẽ lặng im////Dù con tim hình bóng anh khuất lấp///Niềm nhớ thương dành cho anh duy nhất///Cũng im lìm chẳng nhắn gọi anh đâu...