Thứ bảy, 20/04/2024 15:24 (GMT+7)

ĐBQH bức xúc về tình trạng trụ sở dời đi, đất vàng xây cao ốc

MTĐT -  Thứ tư, 05/06/2019 16:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo quy định của Luật Thủ đô, quỹ đất sau khi di dời các trụ sở, nhà máy, xí nghiệp sẽ được ưu tiên phát triển các công trình công cộng. Thực tế sau di dời thì phần lớn biến thành chung cư.

Trong phiên chất vấn kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV, chiều ngày 4/6, đề cập đến việc di dời trụ sở các bộ, ngành, cơ quan, xí nghiệp ra ngoài nội đô, đại biểu Quốc hội Trần Thị Dung (Điện Biên) đề nghị cho biết nguyên nhân vì sao thực hiện chậm và việc thu hồi để xây dựng các công trình công cộng không được thực hiện nghiêm?

ĐBQH Trần Thị Dung (Điện Biên) nêu câu hỏi chất vấn Bộ trường Xây dựng Phạm Hồng Hà. Ảnh: Tiền Phong.

Theo báo Tiền Phong, trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà nêu ra hàng loạt các căn cứ và quy trình để thực hiện. Ví như việc lập danh mục, xác định các tiêu chí lộ trình, biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp phải di dời ra ngoài nội thành. Bên cạnh đó là các đồ án, bố trí quỹ đất để phục vụ việc di dời, đề xuất cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích thực hiện việc khai thác sử dụng quỹ đất...

Tuy vậy, ông thừa nhận việc thực hiện là rất chậm. Mặc dù Hà Nội cũng đã bố trí một số khu vực bố trí địa điểm, xây dựng sau khi di dời nhưng việc triển khai vẫn cứ chậm.

“Tóm lại là việc này rất chậm. Việc này trách nhiệm của Bộ Xây dựng và các Bộ nữa. Sau phiên chất vấn này thì phải ngồi lại với các bộ để đánh giá vì sao chậm, giải pháp sắp tới”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị.

Giơ biển tranh luận, ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) cho biết: Luật Thủ đô được thông qua vào năm 2012 và đã có hiệu lực được 8 năm. Một trong những việc không thực hiện được, mặc dù luật đã quy định là việc di dời trụ sở các bộ, ngành. Theo quy định của Luật Thủ đô, quỹ đất sau khi di dời các trụ sở, nhà máy, xí nghiệp sẽ được ưu tiên phát triển các công trình công cộng, phục vụ cộng đồng.

Tuy nhiên, thực tế sau di dời thì phần lớn biến thành chung cư cao tầng, ít có công trình công cộng, phục vụ người dân. 9 cơ quan, bộ ngành đã được bố trí quỹ đất di dời nhưng lại có đến 7 cơ quan giữ lại trụ sở cũ và chuyển đổi sang xây dựng chung cư cao tầng, không có khu đất nào được sử dụng để xây dựng công trình công cộng.

Ngoài ra cũng chưa thấy có cơ sở giáo dục nào di dời ra ngoài nội thành. “Tất cả thực trạng trên đã tạo ra sức ép về hạ tầng, dẫn số, đi ngược với mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra khi thực hiện việc di dời các nhà máy, xí nghiệp, trụ sở bộ, ngành”, bà Dung nói đồng thời đề nghị làm rõ vấn đề trên.

Việc di dời trụ sở các cơ quan ra khỏi các quận nội thành được thực hiện theo quyết định của Chính phủ có từ năm 1997, 8 bộ, ngành đã di dời sang trụ sở mới từ năm 2012.

Chung cư mọc trên "đất vàng" sau khi nhà máy rời đi. Ảnh: Internet.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn trên 10 bộ, ngành chưa di dời ra khỏi khu vực nội đô. Hiện các cơ quan bộ, ngành Trung ương này đang sở hữu những vị trí được coi là “đất vàng” của nội đô. Bên cạnh việc kêu khó trong kinh phí di dời, nhiều chuyên gia còn cho rằng, sở hữu vị trí vàng, có giá trị bất động sản cao cũng là lý do các bộ, ngành chậm trễ di dời.

Bên cạnh đó, điều mà dư luận quan tâm là những khu “đất vàng” của các trụ sở bộ, ngành sau khi di dời sẽ được sử dụng vào mục đích gì hay lại trở thành các dự án chung cư, văn phòng gây áp lực cho nội đô Thủ đô?

Theo báo Dân Việt, nhận định vấn đề di dời trụ sở các bộ ngành, cơ sở y tế, giáo dục, công nghiệp ra khỏi nội thành Hà Nội, TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, vấn đề này đã được đặt ra gần 20 năm qua, nhưng đến nay chưa làm được thực hiện. Nhiều đơn vị đổ lỗi do không có nguồn vốn để di dời nên kế hoạch chưa thực hiện được. Tuy nhiên, một số cơ sở dù đã di dời ra ngoại thành, nhưng vẫn muốn “ôm” đất trong nội thành để làm cơ sở 2.

Ông Nghiêm dẫn chứng trường trường hợp Bệnh viện K, Hà Nội đã giao mấy ha đất tại Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) để xây dựng cơ sở mới. Nhưng giờ bệnh viện này vẫn xin được sử dụng đất ở cơ sở cũ (quận Hoàn Kiếm) để làm cơ sở chữa bệnh.

Để tháo gỡ vướng mắc này, ông Nghiêm đề nghị nên có quy định các đơn vị di dời trụ sở phải bàn giao lại quỹ đất cho Hà Nội, chứ không để tình trạng các đơn vị lấy đất đó liên doanh, liên kết với doanh nghiệp xây cao ốc làm tăng áp lực dân số tại nội thành.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết ĐBQH bức xúc về tình trạng trụ sở dời đi, đất vàng xây cao ốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ