Thứ sáu, 19/04/2024 12:56 (GMT+7)

Đến đất nước này dùng túi nilon có thể đi tù

MTĐT -  Thứ hai, 19/03/2018 16:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Có đến 40 nước trên thế giới cấm sử dụng túi nilon nhưng chỉ dừng ở mức răn đe, còn ở Kenya người vi phạm có thể bị phạt tù.

Kể từ ngày 28/8/2017 lệnh cấm dùng túi nilon đã chính thức có hiệu lực ở Kenya nhằm bảo vệ môi trường và bất kỳ ai vi phạm sẽ bị phạt tù.

Theo đó, bất kỳ ai bán hàng, sản xuất hoặc vận chuyển túi nilon đều bị phạt đến 38.000 USD hoặc 4 năm tù.

Du khách khi đến Kenya, nếu cầm theo túi nilon cũng sẽ được yêu cầu bỏ lại tại sân bay, theo Ban Quản lý Môi trường quốc gia.

Với việc cấm sử dụng túi nilon, Chính phủ Kenya hy vọng sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ảnh: Internet.

Với lệnh cấm này, Chính phủ Kenya hy vọng sẽ giúp bảo vệ môi trường. Những người mua sắm dùng túi nilon đựng đồ mới chỉ bị cảnh cáo và tịch thu túi, chưa trường hợp nào bị bắt giữ.

Để lệnh cấm này chính thức có hiệu lực Kenya đã đưa ra thời gian 6 tháng để mọi người dần điều chỉnh thói quen sử dụng túi nilon. Và sau đó, những ai vi phạm sẽ bị phạt.

Người Kenya đang dần quen với việc mua sắm bằng túi làm từ vật liệu không phải là nhựa. Tại các siêu thị địa phương, nhiều du khách cho biết đã thấy người dân dùng túi vải, giấy báo, giỏ...  Nhiều người bỏ đồ vào trong balô. Khi không có thứ để đựng, nhiều người sẵn sàng cầm đồ đã mua trên tay. Tuy nhiên tại các khu chợ chính, người bán vẫn dùng túi nilon để đựng đồ cho khách.

Núi rác toàn nilon ở Kenya. Ảnh: Internet.

Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) ước tính các siêu thị ở Kenya sử dụng khoảng 100 triệu túi nhựa hằng năm.

Giám đốc UNEP Erik Solheim hoan nghênh lệnh cấm này và gọi đây là “bước tiến lớn quan trọng” nhằm chấm dứt ô nhiễm từ rác thải nhựa.

Còn người phát ngôn của Hiệp hội sản xuất Kenya cho biết, lệnh cấm này sẽ khiến 176 cơ sở sản xuất phải đóng cửa, kèm theo là 60.000 người mất việc. Hiện tại, Kenya là nơi xuất khẩu túi nhựa lớn nhất châu Phi.

Khuyến khích sử dụng túi dễ phân hủy. Ảnh: Internet.

Lệnh cấm này đã đưa Kenya trở thành quốc gia tiếp theo của châu Phi sau Nam Phi, Rwanda và Eritoria ban hành cấm lưu hành các loại túi nilon - vật liệu không thể tự phân hủy trong môi trường tự nhiên.

Hiện có khoảng 40 quốc gia trên thế giới có luật cấm sử dụng túi nhựa. Nhưng lệnh cấm của Kenya ở một đẳng cấp hoàn toàn khác, trong khi các nước khác vốn chỉ dừng ở mức răn đe và khuyên nhủ.

Montreal của Canada cũng đưa ra đạo luật cấm dùng túi nilon. Ảnh: Internet.

Cũng bắt đầu từ tháng 1/2018, các trung tâm thương mại, siêu thị, tiệm tạp hóa trong thành phố Montreal của Canada sẽ không được dùng túi mua sắm bằng nilon để chứa đồ cho khách hàng.

Theo đó, chính quyền thành phố Montreal đã nhất trí thông qua quyết định cấm việc dùng các túi mua sắm (shopping bags) bằng nilon mà thay vào đó là túi giấy dạng nhẹ dễ phân huỷ hoặc túi nhựa tổng hợp sử dụng nhiều lần.

Việc cấm dùng túi nilon thể hiện quyết tâm của chính quyền và người dân đưa thành phố Montreal trở thành một thành phố xanh, ít ô nhiễm môi trường. Việc cấm dùng túi nilon sẽ bắt đầu từ năm 2018 nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở thương mại và cư dân trong thành phố có thì gian chuẩn bị, tuy nhiên ngay từ bây giờ người dân vẫn có thẻ nói không với túi nilon.

Giấy và túi nilon chiếm khoảng 20 phần trăm các loại chất thải sinh hoạt thu gom từ các gia đình ở Canada. Chỉ có khoảng 8% chất thải nhựa được tái chế. Còn lại sẽ nằm trong số rác thải được chôn ở các bãi rác.

Nhưng có thể nói quốc gia đầu tiên trên thế giới thành công trong việc cấm sử dụng túi nilon chính là Rwanda.

Kể từ năm 2007, chính phủ Rwanda đã ban lệnh cấm đối với các loại túi nilon dùng trong sinh hoạt thường ngày của người dân. Việc thuyết phục các doanh nghiệp và những người bán hàng nhỏ lẻ tìm chất liệu túi dùng để thay thế túi nilon là một trong những phương pháp để loại bỏ túi nilon. Tuy nhiên, quốc gia này cũng chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở và phạt vi phạm hành chính.

Túi nilon là một mối đe dọa thật sự cho môi trường, do các chất phân giải mà nó gây ra để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, các loài động vật cũng như cho các loài cá và chim.

Núi nylon còn được tìm thấy trong dạ dày của bò ở Kenya. Ảnh: BBC.

Các nhà nghiên cứu Mỹ mới đây cho biết thế giới đang đối mặt với vấn đề rác thải nhựa với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn tích tụ trên trái đất. Khối lượng lớn rác thải nhựa hầu hết được vùi lấp trong các bãi chôn rác hoặc đổ vào các đại dương.

Theo một nghiên cứu do Quỹ Ellen MacArthur của nữ vận động viên du thuyền cùng tên người Anh thực hiện, tới năm 2025, cứ 3 tấn cá trong lòng đại dương sẽ có một tấn rác nhựa và tới năm 2050, lượng rác thải loại này sẽ vượt cả lượng cá trên các đại dương. Bên cạnh đó, việc có hơn 95% túi nilon bị vứt bỏ sau một lần sử dụng cũng khiến nền kinh tế thế giới mỗi năm mất đi từ 80-120 tỷ USD.

Tổng hợp theo (VNE, Cổng TTĐT Chính phủ)

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Đến đất nước này dùng túi nilon có thể đi tù. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?