Thứ sáu, 26/04/2024 05:53 (GMT+7)

Đến lượt Sri Lanka yêu cầu Anh lấy lại 100 container rác thải

MTĐT -  Thứ năm, 25/07/2019 15:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sri Lanka kêu gọi Anh nhận lại hơn 100 container rác thải độc hại, bao gồm rác thải y tế và những phần nghi là thi thể người từ các nhà xác.

Các container rác thải nhập bị bỏ rơi ở cảng Colombo suốt 2 năm qua - Ảnh: AFP

Đài BBC ngày 24-7 cho biết nhiều container được cho là đã đến Sri Lanka từ năm 2017 và bị bỏ ở đây cho đến nay. Tuy nhiên, các quan chức Sri Lanka chỉ vừa kiểm tra các container này vào tuần trước sau khi các quan chức ở cảng phàn nàn rằng 111 container rác nhập từ Anh bốc lên mùi hôi thối khủng khiếp.

"Một số rác thải đã phân hủy và biến dạng đến mức chúng tôi không thể kiểm tra chúng là gì và bốc mùi rất tệ" - phát ngôn viên cục hải quan Sunil Jayaratne nói với báo Daily Mirror của Sri Lanka.

Hình ảnh và video của các quan chức kiểm tra các container nhập từ Anh đã gây nên cơn bão giận dữ trên mạng xã hội ở Sri Lanka.

Một nhóm nhỏ trong số này đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài Ủy ban Anh tại Colombo ngày 24-7. "Sri Lanka không phải là bãi rác của các người" - một băngrôn viết.

Cảnh sát đã có mặt để kiểm soát cuộc biểu tình và cho phép đại diện của đám đông biểu tình vào bên trong ủy ban để trình một bức thư yêu cầu Anh lấy lại các container.

Các quan chức Sri Lanka nói họ đã "hành động nhanh chóng để trả lại 111 container rác bị bỏ rơi tại cảng".

Tuy nhiên, Cơ quan Môi trường Anh nói với Đài BBC ngày 24-7 rằng họ đang điều tra vụ việc và vẫn chưa nhận được yêu cầu chính thức từ các nhà chức trách Sri Lanka về việc trả lại rác.

Ông Jayaratne nói rằng một doanh nhân Sri Lanka đã nhập khẩu những container trên và sẽ là người chịu trách nhiệm trả lại chúng cho nước Anh.

Đây là trường hợp "trả lại rác" mới nhất khi các quốc gia châu Á tức giận vì trở thành bãi chứa rác của các quốc gia phương Tây.

Tháng 1-2018, Trung Quốc đã quyết định không tiếp nhận rác thải nhựa từ nước ngoài để tái chế nữa. Từ quyết định này của Bắc Kinh, một loạt quốc gia khác ở châu Á như Philippines, Campuchia và Malaysia cũng gửi trả lại rác cho các quốc gia đã xuất khẩu chúng.

Chính phủ Anh thừa nhận với đài BBC rằng họ "đang đương đầu với vấn đề xuất khẩu rác thải bất hợp pháp".

"Các doanh nghiệp tư nhân bị phát hiện đang xuất khẩu rác thải không đúng với mô tả có thể đối mặt với hai năm tù giam" - một phát ngôn viên của Cơ quan Môi trường Anh thông tin.

Theo Tuổi trẻ

Bạn đang đọc bài viết Đến lượt Sri Lanka yêu cầu Anh lấy lại 100 container rác thải. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.