Thứ sáu, 29/03/2024 07:55 (GMT+7)

Đến thăm những làng nghề truyền thống tại xứ Huế

MTĐT -  Thứ bảy, 02/10/2021 10:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những làng nghề truyền thống đã trở thành điểm đến được nhiều người lựa chọn khi du lịch xứ Huế. Bạn sẽ được trải nghiệm về nền văn hoá đặc sắc của địa phương.

Có thể nói, những làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ nét văn hoá đặc trưng của mỗi địa phương. Ngoài việc được đắm mình trong không gian yên bình và hoài cổ, bạn còn được tìm hiểu về lịch sử và nét riêng của mỗi làng nghề.

Làng hương Thuỷ Xuân, làng nghề truyền thống bình yên tại xứ Huế

Nằm dưới chân đồi Vọng Cảnh, Thủy Xuân là một làng nghề truyền thống thanh bình, với cảnh sắc hữu tình và thơ mộng. Chỉ cách trung tâm thành phố Huế 7km về phía Tây Nam, Thuỷ Xuân là một làng nghề có lịch sử lâu đời.

Đa phần các hộ dân sinh sống tại đây đều làm nghề sản xuất hương.
Đa phần các hộ dân sinh sống tại đây đều làm nghề sản xuất hương.

Đặc biệt hơn, hương Thuỷ Xuân hoàn toàn được sản xuất thủ công với công thức gia truyền, gồm những thảo mộc quý như ngũ vị thuốc bắc, nụ tùng, thảo quả, hoa hồi, quế, đinh hương… và đặc biệt, không thể thiếu tinh dầu trầm. Tất cả đã hoà quyện với nhau, tạo nên những thẻ hương có mùi thơm độc đáo.

Trước kia, hương Thuỷ Xuân chỉ có hai màu cơ bản là đỏ và nâu.
Trước kia, hương Thuỷ Xuân chỉ có hai màu cơ bản là đỏ và nâu.

Sau này, những người thợ đã pha trộn thành công những màu sắc khác nhau, để nhuộm cho hương, khiến chúng trở nên đẹp mắt và thu hút hơn.

Hình ảnh khi người dân bó hương thành từng bó lớn, xoè thành những chùm rực rỡ, rồi đem ra phơi nắng đã trở thành một khung cảnh đặc sắc tại Thuỷ Xuân. Khi này cả không gian đều phảng phất hương thơm nồng ấm, thanh khiết đầy mê hoặc.

Làng hoa giấy Thanh Tiên, làng nghề truyền thống nhiều màu sắc

Làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang. Làng nghề truyền thống này đã có tuổi đời gần 400 năm, từ thời các vua nhà Nguyễn.

Được biết, nghề làm hoa giấy ở đây xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người dân mảnh đất cô đô.
Được biết, nghề làm hoa giấy ở đây xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người dân mảnh đất cô đô.
Ngoài việc sản xuất hoa giấy để phục vụ thờ cúng, lễ tết, làng nghề truyền thống này còn làm hoa giả để trang trí nhà cửa, trưng bày trong các triển lãm, và làm quà lưu niệm xuất khẩu quốc tế…
Ngoài việc sản xuất hoa giấy để phục vụ thờ cúng, lễ tết, làng nghề truyền thống này còn làm hoa giả để trang trí nhà cửa, trưng bày trong các triển lãm, và làm quà lưu niệm xuất khẩu quốc tế…

Ghé thăm làng hoa giấy Thanh Tiên vào dịp cuối năm, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những công đoạn làm hoa giấy. Ngoài ra, còn có dịp chọn mua những bó hoa rực rỡ để trang trí cho ngày Tết.

Làng gốm Phước Tích

Đây là ngôi làng cổ được xếp hạng di tích quốc gia thứ hai sau làng cổ Đường Lâm, Hà Nội. Được biết làng gốm Phước Tích đã có lịch sử hơn 500 năm.

Tại đây, nghề làm gốm được truyền từ đời này sang đời khác, mang theo những bí quyết tạo nên các sản phẩm gốm tinh xảo và bền đẹp.
Tại đây, nghề làm gốm được truyền từ đời này sang đời khác, mang theo những bí quyết tạo nên các sản phẩm gốm tinh xảo và bền đẹp.
Xưa kia, gốm Phước Tích chuyên được sử dụng trong cung cấm và các biệt phủ của giới quyền quý.
Xưa kia, gốm Phước Tích chuyên được sử dụng trong cung cấm và các biệt phủ của giới quyền quý.

Ngày nay, làng nghề truyền thống này không ngừng được cải tiến về mẫu mã, giúp gốm Phước Tích trở thành sản phẩm tiêu dùng được người dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Làng tranh Sình

Được biết, làng Sình là tên gọi tiếng Nôm của làng Lại Ân ở cố đô Huế. Đây là một làng nghề truyền thống nằm bên bờ sông Hương thơ mộng.

Nghề làm tranh tại làng Sình đã có từ lâu đời, vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân xứ Huế, vừa phục vụ thú chơi tranh.
Nghề làm tranh tại làng Sình đã có từ lâu đời, vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân xứ Huế, vừa phục vụ thú chơi tranh.

Tranh dân gian làng Sình tại Huế cũng nổi tiếng không kém tranh Hàng Trống hay tranh Đông Hồ, thường được người dân treo trong nhà để trang hoàng ngày Tết.

Được biết trước đây, tranh làng Sình thường sử dụng để thờ, cúng, hoá trong các lễ cầu an, giải hạn.
Được biết trước đây, tranh làng Sình thường sử dụng để thờ, cúng, hoá trong các lễ cầu an, giải hạn.

Tuy nhiên ngày nay, dòng tranh này được bổ sung thêm đề tài về thiên nhiên và sinh hoạt đời thường, để gần gũi hơn với cuộc sống hiện đại.

Bạn đang đọc bài viết Đến thăm những làng nghề truyền thống tại xứ Huế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Travelmag

Cùng chuyên mục

Ninh Bình rực rỡ Chợ hoa Xuân Giáp Thìn 2024
Chợ hoa TP Ninh Bình trong những ngày gần tết Nguyên Đán năm 2024 lại sôi động hơn bao giờ hết. Với sự hân hoan của người dân và du khách, chợ hoa không chỉ là nơi mua sắm những bông hoa tươi thắm mà còn là không gian để trải nghiệm văn hóa của dịp lễ này
TP. HCM: Lễ khai mạc Đường Xuân Cô Giang
Tối 29/1, UBND phường Cô Giang (quận 1, TP. HCM) tổ chức Lễ khai mạc Đường Xuân Cô Giang lần thứ nhất và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2024).
Bắc Giang: Ngắm vườn cam, bưởi hữu cơ doanh thu gần 7 tỷ đồng
Gia đình ông Nguyễn Văn Hữu ở thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang trồng hơn 10 ha cam, bưởi theo hướng hữu cơ. Do được chăm sóc bảo đảm quy trình kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm được nâng cao, mã đẹp, thị trường tiêu thụ thuận lợi.
Phân loại rác 3 trong 1
Chuyện phân loại rác đã được đề cập nhiều lần nhưng có vẻ đến giờ vẫn là "nhiệm vụ bất khả thi".

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.