Thứ tư, 24/04/2024 23:54 (GMT+7)

Di dời bộ ngành ra khỏi nội đô: Vẫn chưa chốt phương án cụ thể

Hân Nguyên ( t/h) -  Thứ ba, 31/10/2017 11:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo khảo sát của PV đã có 10 cơ quan di dời đến trụ sở mới, nhưng chưa đơn vị nào bàn giao trụ sở cũ về cho UBND TP.Hà Nội.

Theo nguồn tin tính đến ngày 30.10 Bộ Xây dựng phải gửi báo cáo Chính phủ về tiến độ đồ án di dời các bộ ngành, nhưng chiều cùng ngày, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, vẫn chưa chốt phương án di dời, cần rà soát, nghiên cứu thêm tính khả thi các phương án.

Trao đổi với PV chiều ngày 30.10, ông Nguyễn Việt Hùng - Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Xây dựng - cho biết, Bộ Xây dựng đã lên dự thảo đồ án di dời trụ sở các bộ ngành nhưng vẫn cần tính toán thêm, các chuyên gia nghiên cứu thêm. Vấn đề không chỉ đồ án quy hoạch mà nghiên cứu, làm rõ thêm tính khả thi các phương án. Hiện nay vẫn chưa chốt phương án cụ thể” - ông Hùng nói.

Được biết, 7 bộ, ngành đã và đang thực hiện xây dựng ở vị trí mới gồm Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban dân tộc, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an.

Trụ sở của Bộ Nội vụ

Mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, việc di dời các cơ quan ra khỏi các quận nội thành được thực hiện theo quyết định của Chính phủ có từ năm 1997. Tuy nhiên, đến nay Hà Nội chưa thu được một khu đất nào để xây dựng công viên hay bãi đỗ xe.

Theo ghi nhận của PV vào chiều ngày 30.10 tại số 37A phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, đây là trụ sở cơ quan của Bộ Nội vụ với dãy nhà cao ba tầng đồ sộ, chiều dài mặt đường gần 100 mét.

Quan sát của PV cho thấy, khu đất này được sử dụng làm trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Bên trong trụ sở này có rất nhiều xe ôtô khác nhau. Ở đây vẫn có nhân viên bảo vệ ngay gần cửa ra vào. Bảng thông tin trụ sở gần mặt đường bị bụi bám dày đặc. Một bảo vệ tại đây cho biết, do chưa bàn giao hết nên ở đây nhân viên vẫn đến làm việc bình thường.

Được biết tại địa chỉ số 83 Nguyễn Chí Thanh vẫn còn một số đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đang làm việc tại đây như Tổng Cục Biển và Hải Đảo... và một số phòng ban nhỏ khác.

Ngoài ra, đối với Bộ Tài chính, sau khi di dời trụ sở cũ của Tổng cục Hải quan tại địa chỉ 160 Nguyễn Văn Cừ được sử dụng thành trụ sở của Trường đào tạo cán bộ ngành Hải quan.

Liên quan đến việc các bộ, ngành sau di dời vẫn sử dụng trụ sở cũ để sử dụng chứ không bàn giao về UBND TP.Hà Nội để sử dụng làm đất công cộng, người phát ngôn Bộ Xây dựng cho rằng, quan trọng vẫn là mục đích sử dụng, vẫn sử dụng làm trụ sở của các cơ quan của bộ để phục vụ thì sẽ không thành vấn đề.

Trao đổi với PV KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam - vấn đề đáng lưu tâm là sau khi các đơn vị di dời xong thì trụ sở cũ sử dụng thế nào?

Trong khi đó, ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - nêu quan điểm, mục đích của việc di dời các bộ, ngành là để tránh tập trung các cơ quan đầu não ở trung tâm gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng giao thông. “Nếu sau khi di dời lại phê duyệt cho xây dựng nhà ở thì không ổn vì chắc chắn gây ách tắc thêm” - ông Hùng nói.

Bạn đang đọc bài viết Di dời bộ ngành ra khỏi nội đô: Vẫn chưa chốt phương án cụ thể. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành
Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.