Thứ sáu, 29/03/2024 13:01 (GMT+7)

Điểm sáng vượt khó năm 2021

MTĐT -  Thứ tư, 09/02/2022 10:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Năm 2021 -“Chớ thấy sóng cả, mà ngã tay chèo”

Năm 2021 -“Chớ thấy sóng cả, mà ngã tay chèo”

Từ ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp ở nước ta. Để ứng phó dịch bệnh, nhiều biện pháp hành chính quyết liệt, chưa có tiền lệ như phong tỏa, giãn cách, tăng cường giãn cách đã áp dụng trên diện rộng. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế-xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Vào thời điểm khi Chính phủ được kiện toàn vào đầu tháng 4/2021, sau hơn một năm chống chọi với dịch bệnh, nhiều vấn đề nội tại của nền kinh tế bộc lộ, đời sống nhân dân đã bị ảnh hưởng tiêu cực và sức chống chịu của nền kinh tế, doanh nghiệp đã bị suy giảm.

Dịch bùng phát do biến chủng Delta lây nhiễm nhanh, nguy hiểm hơn gây ra đã tác động nặng nề đến mọi mặt đời sống xã hội trên toàn cầu. Ở nước ta, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước đồng lòng chống dịch trong bối cảnh hết sức khó khăn, nhất là khi dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp tại Bắc Giang, Bắc Ninh tháng 6, tháng 7 và tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố phía nam tháng 8, tháng 9/2021. Dân số đông, mật độ dân cư cao; vaccine, thuốc điều trị khan hiếm; năng lực hệ thống y tế, đặc biệt y tế dự phòng và y tế cơ sở hạn chế; diễn biến dịch bệnh chưa có tiền lệ để có kinh nghiệm ứng phó, hơn nữa lại luôn xuất hiện các chủng virus mới; là những khó khăn chưa thể lường trước và có kịch bản, phương án xử lý. Giải pháp tối uu để kiểm soát được dịch bệnh là có vaccine, nhưng để có vaccine bảo đảm độ phủ đạt độ miễn dịch cộng đồng với gần 100 triệu dân ở nước ta là thách thức rất lớn trong khi thế giới khi đó thiếu vaccine trầm trọng.

Đồng thời, dịch bệnh kéo dài dẫn đến đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, cần sự trợ giúp của chính quyền để bảo đảm cuộc sống tối thiểu, nhất là đối với nhũng người lao động bị mất việc ở các thành phố lớn hoặc người yếu thế... với số lượng lên đến hơn 40 triệu người. Đây là thách thức lớn chưa từng có với hệ thống an sinh xã hội của nước ta.

Bên cạnh đó, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu do gây ra ngưng trệ sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng, tổng cầu giảm, xuất, nhập khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng, tình trạng thất nghiệp gia tăng và kéo dài...Điều đó đã tác động đến tâm lý nhân dân, nhà đầu tư trong và ngoài nước và áp lực để bảo đảm an ninh trật tự, xã hội cũng như kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế...

Trong bối cảnh vô cùng khó khăn như vậy, ngay sau khi được kiện toàn, Chính phủ đã nhanh chóng ổn định và tập trung giải quyết hiệu quả công việc thuộc thẩm quyền, nhất là phòng, chống dịch ở những thời điểm có thể nói là rất cam go và phức tạp, để không bị gián đoạn mọi hoạt động của Chính phủ. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân, phát huy vai trò, trí tuệ tập thể gắn với đề cao trách nhiệm cá nhân từng thành viên, nhất là vai trò của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng trên nguyên tắc đoàn kết, thống nhất, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân.

tm-img-alt
Liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI còn hạn chế

“Non cao cũng có đường trèo - Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi”

Lối đi nào trong hoàn cảnh gian nan nhu vậy là vấn đề quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nuớc và đòi hỏi sự đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, bản lĩnh, sự kiên cường và quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.    .

Về việc phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh, đa có những thời điểm Chính phủ đứng trước vô vàn khó khăn, nhất là dịch bệnh diễn biến phức tạp ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía nam với tốc độ lây lan và tử vong cao. Với nguyên tắc tính mạng, sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nỗ lực thực hiện mọi biện pháp và đưa ra nhưng phương châm đột phá, sáng tạo chỉ đạo chống dịch. Đặc biệt khi kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng dịch với thẩm quyền cao hơn, rộng hơn và Thủ tướng Chính phủ được phân công là Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch, công tác phòng, chống dịch đã huy động được sức mạnh tổng hợp, mạnh mẽ hơn, có sự thay đổi lớn về cục diện và từng bước phát huy hiệu quả rõ nét.

Trong một thời gian ngắn, Chính phủ đã tố chức Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử trên phạm vi toàn quốc với diện bao phủ rộng khắp và thần tốc. Đến nay,Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một trong các nước có độ phủ vaccine cao trên thế giới.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhiều lần yêu cầu xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chính sách phòng, chống dịch Covid-19 để trục lợi. Và mới đây nhất, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp các cơ quan, các địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ điều tra, xác minh, mở rộng vụ án vi phạm trong lĩnh vực y tế, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt và thất thoát, sớm đưa các đối tượng ra xét xử khách quan, nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật.

Sau khi dịch bệnh dần kiểm soát và có tốc độ phủ vaccine tương đối an toàn ở những nơi tâm dịch, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Đây là chủ trương chuyển hướng đúng đắn, kịp thời, sáng tạo và hiệu quả trong thực tế để vừa ứng phó dịch bệnh, vừa từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

“Không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền”

Bên cạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Với sự quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ, những kết quả nổi bật, những điểm sáng năm 2021 trong nghịch cảnh chông gai của dịch bệnh đã góp phần quan trọng củng cố niềm tin của nhân dân về năm 2022 khởi sắc và phát triển. Những kết quả đó được thể hiện tổng thể trên mọi mặt được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, chia sẻ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đó là:

    - Tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật, tăng cường chống tham nhũng, tiêu cực. Thủ tướng Chính phủ đã xác định đầu tư cho thể chế là đầu tư cho phát triển, tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ và tăng cường giám sát, kiểm tra, cá thể hóa trách nhiệm. Trong năm 2021, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua hai luật và xem xét, cho ý kiến sáu dự án luật. Chính phủ xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 23 đề nghị xây dựng luật; ban hành 74 văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; ban hành 200 nghị quyết, 153 nghị định. Thủ tướng Chính phủ ban hành 42 quyết định quy phạm pháp luật; 36 chỉ thị. Điều này thể hiện rõ quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ thể chế, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong thực tiễn ứng phó nhanh các tình huống và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội    

    - Tăng trưởng GDP phục hồi nhanh trong quý IV Điều đó chứng minh các biện pháp chuyển hướng phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế đúng hướng và hiệu quả. Tính chung cả năm 2021, GDP tăng 2,58% so năm 2020, thấp hơn kế hoạch đề ra trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp và tác động, ảnh hưởng nặng nề trên nhiều lĩnh vực.

     - Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Bên cạnh việc ổn định chính trị, trật tự, xã hội, môi trường vĩ mô ổn định là nhân tố cốt lõi để tăng cường thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2021 tăng 1,84%, là mức thấp nhất trong sáu năm qua. Lạm phát được duy trì ở mức thấp; tỷ giá ổn định; dự trữ ngoại hối tăng cao hơn khoảng 10% so năm 2020; mặt bằng lãi suất giảm nhẹ tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, phục hồi kinh tế; kiểm soát tín dụng ở lĩnh vực rủi ro cao; hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh; thị trường chứng khoán phục hồi và phát triển.

      - Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục hồi trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới nhiều biến động. Vốn FDI đăng ký ước đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so năm trước; vốn FDI thực hiện cả năm đạt gần 20 tỷ USD. Điều này chứng tỏ nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng môi trường đầu tư của Việt Nam, nhất là sau khi chuyển hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh. Để tháo gỡ vướng mắc, lắng nghe, chia sẻ và thu hút đầu tư, lãnh đạo Chính phủ, nhất là Thủ tướng Chính phủ luôn tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại cởi mở với các hiệp hội, nhà đầu tư nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU)...

       - Xuất khẩu là sắc màu tích cực trong bức tranh kinh tế, thặng dư thương mại ở mức khá, khoảng 4 tỷ USD. Kim ngạch xuất, nhập khẩu vượt 668 tỷ USD, tăng 22,6%, thuộc nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, trong đó xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh và duy trì tỷ lệ xuất siêu.

    - Hoạt động chuyển đổi số, phát triển kinh tế số được triển khai mạnh mẽ trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội để góp phần mang lại tiện ích cho nhân dân như giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng... và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

    - Bảo đảm an sinh xã hội được đặc biệt chú trọng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp ảnh hưởng đến số đông người dân. Chính phủ đề xuất các cấp có thẩm quyền dành gần 71,5 nghìn tỷ đồng hỗ trợ 742 nghìn lượt người sử dụng lao động, 42,8 triệu người lao động so với bình quân khoảng 1 triệu người mỗi năm trước. Đây là nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, tinh thần tương thân, tương ái của nhân dân.

    - Về văn hóa, giáo dục, đã tích cực tham gia chuẩn bị, góp phần tổ chức thành công Hội nghị Văn hóa toàn quốc, phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nguồn lực để phát triển đất nước. Việc dạy, học, thi cử được tổ chức linh hoạt, phù hợp diễn biến dịch bệnh và đặc biệt đã tổ chức thành công kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia.

    - Chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng-an ninh được củng cố, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng tình hình quốc phòng-an ninh không để xảy ra đột xuất, bất ngờ; đời sống nhân dân gặp khó khăn nhưng vẫn bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và cuộc sống bình yên cho nhân dân, lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước được củng cố, tăng cường. Đây là nền tảng quan trọng không thể thiếu để hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, phòng, chống dịch bệnh, chăm lo đời sống nhân dân, thu hút đầu tư nước ngoài...

    - Trong bối cảnh trong nước và thế giới có những khó khăn, thách thức, phức tạp chưa từng có trong nhiều thập niên, hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2021 đã tạo dấu ấn, củng cố lòng tin chiến lược với bạn bè, đối tác quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín và khẳng định “sức mạnh mềm” của Việt Nam. Các nước đã dành tình cảm tốt đẹp với Việt Nam và sự đón tiếp trọng thị với lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong các cuộc gặp gỡ và thể hiện hiệu quả trong quan hệ đối ngoại, ngoại giao. Khi tham dự Hội nghị COP26, Thủ tướng đã có nhiều cuộc tiếp xúc song phương và đa phương với nhiều nguyên thủ các quốc gia trên thế giới. Các cam kết của Việt Nam được các quốc gia, các tập đoàn đầu tư lớn trên thế giới đánh giá cao. Gần 60 bản ghi nhớ hợp tác đã được doanh nghiệp Việt Nam và các nước thỏa thuận với tổng giá trị nhiều tỷ USD. Đặc biệt, câu chuyện ghi dấu ấn về hiệu quả ngoại giao là sự đầu tư của tập đoàn LEGQ. Ngày 1/11/2021, Thủ tưởng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp trực tiếp với Giám đốc điều hành tập đoàn LEGQ. Thủ tướng đã đề nghị LEGQ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam để lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp trên tinh thần hài hòa lợi ích của các bên và có hiệu quả cao, chỉ đạo các cơ quan chức năng của Việt Nam hỗ trợ tối đa cho tập đoàn. Và chỉ hơn một tháng sau, ngày 8/12, Biên bản ghi nhớ hợp tác để xây dựng một nhà máy mới tại tỉnh Bình Dương đã được ký kết với số vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD. Trong chuyến thăm Nhật Bản, gần 50 văn kiện, thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực giữa doanh nghiệp hai nước được ký kết với trị giá hàng chục tỷ USD.

    - Đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quan tâm và chỉ đạo triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm gắn với quy hoạch tầm nhìn xa, chiến lược. Điển hình như quy hoạch các loại hình hạ tầng giao thông gắn với liên kết vùng, đẩy mạnh tiến độ các dự án đường bộ bắc-nam, các tuyến đường sắt: đô thị, thúc đẩy phát triển hạ tầng số... Xử lý các dự án chậm tiến độ điển hình như vận hành tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông, nhiệt điện Thái Bình..

    Năm 2022 – Lửa thử vàng, gian nan thử sức

    Năm 2022 được dự báo còn có nhiều khó khăn và thách thức từ bên trong và bên ngoài. Đại dịch Covid-19 dự báo còn diễn biến phức tạp; tăng trưởng kinh tế giũa các khu vực, các nước không đồng đều; sức cầu đầu tư do dự báo tăng trưởng các nước lớn chậm lại; thị trường tài chính tiền tệ diễn biến phức tạp, lãi suất các nuớc có xu hướng tăng, giá cả hàng hóa thế giới dự báo tăng cao; cạnh tranh chiến luợc giữa các nuớc lớn còn gay gắt; rủi ro địa chính trị và thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu sẽ tác động tiêu cực đến khả năng phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; trong khi đó sức chống chịu của nền kinh tế, doanh nghiệp, người dân đã có phần bị suy yếu do tác động tiêu cực của dịch bệnh kéo dài, phục hồi sản xuất của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, rủi ro nợ xấu tăng cao...

    - Chính phủ đã nhận diện và có giải pháp với một số vấn đề còn gây bức xúc trong dư luận như: vi phạm trong lĩnh vực y tế, đất đai; bất cập trong tiêu thụ nông sản, giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhiều dự án quy hoạch treo, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, quản lý các nguồn lực đất đai, tài nguyên còn bất cập, tái cơ cấu nền kinh tế, đầu tư công, nông nghiệp, tổ chức tín dụng yếu kém, xử lý các dự án thua lỗ kéo dài nhiều năm cần đẩy mạnh...

    Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với quyết tâm chính trị cao đã đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo, đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương để chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương cùng cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức.

    Với chủ đề điều hành của năm 2022 là “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra giải pháp quyết liệt để thưc hiện những nhóm nhiệm vụ trọng tầm với những mục tiêu cụ thể, bao gồm:

    - Đối với công tác phòng, chống dịch bệnh: Tăng cường kiểm soát, theo dõi diễn biến dịch bệnh để có biện pháp phòng, chống hiệu quả, trong đó tiếp tục thục hiện Chiến lược vaccine, đẩy mạnh tìm kiếm nguồn vaccine cho trẻ em, phát triển sản xuất thuốc đặc trị Covid-19; từng bước mở cửa trường học gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh; ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tất cả các linh vực, trong đó có lĩnh vực y tế; xây dựng kịch bản phù hợp, sát thực tế để ứng phó dịch bệnh trong mọi tình huống để chủ động xử lý các vấn đề phát sinh.

    - Đối với việc phục hồi kinh tế: Nỗ lực chỉ đạo triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ đặt ra mục tiêu phấn đấu tăng truởng GDP đạt 6-6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vi mô, kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4% bảo đảm các chỉ tiêu tăng trưởng. Đồng thời, đẩy mạnh cải thiện môi truờng đầu tư kinh doanh, triển khai hiệu quả, thực chất hơn cơ cấu nền nông nghiệp, cơ cấu lại các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, các trọng tâm cơ cấu lại về đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tín dụng yếu kém, tạo sự chuyển biến tích cực, nền tảng vững chắc để phục hồi phát triển kinh tế. Phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và phát triển hài hòa giữa văn hóa, kinh tế, xã hội, môi trường, đẩy mạnh phát triển kinh tế số, xã hội số, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính-ngân sách nhà nước, bảo đảm cân đối thu chi hợp lý và an toàn nợ công.

       - Tiếp tục ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển, đẩy mạnh phân cấp phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, cá thể hóa trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo, chủ động linh hoạt của các cấp, nâng cao chất luợng phục vụ nhân dân của đội ngũ công chức trong bộ máy các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Chính phủ sẽ tập trung nguồn lực, trí lực để hoàn thiện thể chế và coi đây là động lực, nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển. Tháo gỡ điểm nghẽn và nhất quán quan điểm không để thể chế là rào cản phát triển, tập trung tháo gỡ vướng mắc về đầu tư công, đẩy mạnh hợp tác công-tư, huy động nguồn lực, giải pháp phát triển đột phá về hạ tầng.

    - Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo.

    - Bảo đảm an sinh xã hội, rà soát, hoàn thiện các chính sách quan tâm đến những người yếu thế, dễ bị tổn thương do tác động của những yếu tố bất ngờ (thiên tai, dịch bệnh); tập trung khôi phục và phát triển, cơ cấu lại thị trường lao động, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân trên nguyên tắc không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

    - Bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tiếp tục củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

    “Sau cơn mưa trời lại sáng” là niềm tin của nhân dân khi nước ta đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất của dịch Covid-l9 với những điểm sáng trong mọi mặt kinh tế-xã hội năm 2021. Điều đó càng củng cố niềm tin của nhân dân với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc ứng phó những nghịch cảnh, hành động quyết liệt, sáng tạo, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, nỗ lực, không quản ngại vất vả, tất cả vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, vì sự phát triển hùng cường, thịnh vượng của đất nước.

    Đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư đề nghị:

    Xu thế phục hồi của thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều quốc gia đã triển khai các gói kích thích kinh tế nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình này. Nếu như không muốn bị lỡ nhịp, bị bỏ lại phía sau, các quốc gia khác, nhất là các nền kinh tế đang phát triển, mới nổi, có tiềm năng, lợi thế như Việt Nam, cần phải nhanh chóng có chương trình hành động.

     Chúng ta đã trải qua năm 2021 với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng vẫn duy trì được ổn định vĩ mô và đã kịp thời chuyển hướng chiến lược ứng phó hiệu quả với dịch Covid-19. Với những bài học kinh nghiệm đã có từ những cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây cùng với quá trình nghiên cứu thận trọng, suy xét kỹ lưỡng thuận lợi, khó khăn trong nước và quốc tế, tham khảo ý kiến chuyên gia hàng đầu về kinh tế, bám sát quan điểm, đường lối, chủ trương về phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, tiếp thu nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu, xây dựng, hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với quy mô đủ lớn, thời gian phù hợp nhằm phục hồi nhanh, để nền kinh tế không bị lỡ nhịp với thế giới, bù đắp cho mức tăng trưởng thấp trong năm đầu tiên của Kế hoạch 5 năm, Chiến lược10 năm, sớm đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo phát triển nhanh, bền vững.

tm-img-alt
Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sữa và sản phẩm từ sữa đạt gần 300 triệu USD

    Đặc trưng cơ bản của Chương trình là tập hợp các nhóm giải pháp trọng tâm, trọng điểm; là phần bổ sung quan trọng để thực hiện các mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra tại Kế hoạch 5 năm, hằng năm; sử dụng công cụ chủ yếu về tài khóa, tiền tệ được điều hành linh hoạt, kết hợp với các chính sách vĩ mô khác, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tháo gỡ nút thắt, khơi thông nguồn lực; kết hợp hài hòa giữa kích thích tổng cung với tổng cầu của nền kinh tế, vừa cấp thiết trong ngắn hạn, vừa căn cơ, bền vững trong trung và dài hạn; có cơ chế theo dõi, giám sát chặt chẽ, điều chỉnh linh hoạt tùy theo diễn biến tình hình của nền kinh tế.

    Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2022 rất nặng nề, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, vừa phải nỗ lực để phục hồi kinh tế nhanh, vừa phải cố gắng thục hiện các mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của năm 2022 và 5 năm đã đề ra, đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị, xã hội, doanh nghiệp và người dân. Càng trong khó khăn, tinh thần dân tộc, đoàn kết, đồng lòng, cùng chung chí hướng càng được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ, như những gì chúng ta đã làm được trong nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19 và phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua.

    Tiếp nối thành công của Đại hội Đảng lần thứ XIII, cùng với những động lực mới, khí thế mới và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, với sự điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, với ý chí, bản lĩnh, sức sáng tạo và tinh thần mạnh mẽ, dũng cảm đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức của doanh nghiệp, người dân, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng nền kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022 tiếp tục vững bước thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của chiến lược 10 năm kế hoạch 5 năm  đã đề ra. 

    Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước kiến nghị: 

    Năm 2021, ngành Ngân hàng đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, đặc biệt Chính phủ, Thủ tuớng Chính phủ đã chỉ đạo rất sát sao, dành nhiều thời gian chỉ đạo hoạt động ngân hàng. Bởi vậy, hoạt động ngân hàng có những đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của nền kinh tế.

    Năm 2022, dự báo hệ thống ngân hàng đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đối với việc điều hành chính sách tiền tệ và bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng như: dịch bệnh diễn biến khó lường với sự xuất hiện của biến chủng Omicron khiến triển vọng kinh tế, lạm phát toàn cầu năm 2022 khó dự báo; rủi ro lạm phát tăng cao trên toàn cầu, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ tác động tới diễn biến lạm phát, thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước, nhất là khi nền kinh tế của chúng ta có độ mở cửa cao. Để tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp và người dân khi không có khả năng trả nợ do tác động của đại dịch Covid-19, hệ thống ngân hàng đã thực hiện cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Tuy nhiên, việc này cũng tiềm ẩn rủi ro nợ xấu gia tăng nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Mặc dù nợ xấu nội bảng vẫn được kiểm soát dưới 2% nhưng nếu tính thận trọng cả các khoản nợ bán cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý, nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thì nguy cơ lên tới khoảng 7-8%, đòi hỏi hệ thống các tổ chức tín dụng phải sản sàng chuẩn bị nguồn lực để xử lý. Ngoài ra, việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém trong điều kiện bình thường đã khó, nay với bối cảnh này càng khó khăn hơn.

    Bước sang năm 2022, phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ chính trị nặng nề, còn nhiều việc phải giải quyết, Ngân hàng Nhà nước sẽ “Kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế”. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nâng cao khả năng thích ứng diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế; điều hành tín dụng với phương châm mở rộng đi đôi với an toàn, hiệu quả, tập trung vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro; triển khai có hiệu quả việc tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, xử lý ngân hàng yếu kém; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số, ngày càng đa dạng và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tiện ích, hiện đại cho doanh nghiệp và người dân, góp phần hiện thực hóa chủ trương phát triển kinh tế số, xã hội số. Bên cạnh đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 là triển khai nhanh và hiệu quả các giải pháp hỗ trợ Chương trình phục hồi nền kinh tế-xã hội sau khi được Quốc hội thông qua; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng.

PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KHCN – MT Hà Nội

Tài liệu tham khảo:
1. Anh Quân “Điểm sáng vượt khó năm 2021, nhân dân vững niềm tin với Chính phủ” Báo Quân đội số Tết Nhâm Dần.
2. Nguyễn Chí Dũng “Để sớm trở lại quỹ đạo phát triển nhanh, bền vững”.
3. Nguyễn Thị Hồng “Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước”.

Bạn đang đọc bài viết Điểm sáng vượt khó năm 2021. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới