Thứ sáu, 29/03/2024 21:01 (GMT+7)

Điện từ bã mía hòa lưới điện quốc gia

MTĐT -  Thứ ba, 04/04/2017 10:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 2/4, Công ty TNHH Công nghiệp KCP (100% vốn Ấn Độ) chính thức hòa lưới điện quốc gia giai đoạn 1 Nhà máy điện sinh khối KCP – Phú Yên.

Nhà máy điện sinh khối KCP – Phú Yên khởi công xây dựng tại huyện miền núi Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) từ năm 2015 sau khi Nhà máy đường KCP của công ty được nâng công suất ép lên 8.000 tấn mía cây/ngày. Do lượng bã mía tồn dư lớn nếu xử lý tốt sẽ tạo ra nguồn nhiệt rất lớn.

Do đó, Công ty TNHH Công nghiệp KCP quyết tâm hình thành nhà máy điện sinh khối có tổng sông suất 60 MW với kinh phí đầu tư gần 1.300 tỷ đồng. Đến nay, nhà máy đã hoàn thành giai đoạn một, công suất 30 MW với sản lượng điện hàng năm đạt hơn 70 triệu kWh.

Các đại biểu tham quan khu vực điều hành của Nhà máy điện sinh khối KCP – Phú Yên.

Hiện nay, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam tiếp tục triển khai giai đoạn 2 , khi đó công suất nhà máy chế biến mía đường nâng lên 10.000 tấn mía cây/ngày thì công suất nhà máy điện sinh khối sẽ đạt như thiết kế là 60 MW.

So với nguồn nhiệt điện và thủy điện, điện sinh khối được xem là thân thiện với môi trường, đồng thời giải quyết được nhiều bài toán kinh tế khác.

Một góc Nhà máy điện sinh khối KCP – Phú Yên.

Theo ông K.V.S.R Subbaiah, Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam: “Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Phú Yên, tăng nguồn thu cho công ty và tăng thu nhập cho người trồng mía. Trong thời gian tới, công ty cũng sẽ thúc đẩy việc triển khai nhà máy chế biến cồn và phân vi sinh từ các phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường”.

Theo TTXVN

Bạn đang đọc bài viết Điện từ bã mía hòa lưới điện quốc gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần Giờ phấn đấu đạt Net zero vào năm 2035
Huyện Cần Giờ, TPHCM vừa ban hành Kế hoạch phối hợp xây dựng Chương trình hành động Vì một Cần Giờ Xanh, đề xuất trồng rừng gắn với tín chỉ carbon, nhằm đạt được mục tiêu "net zero" vào năm 2035, trước 15 năm so với cam kết của Việt Nam.
Thái Nguyên: Tận dụng phế phẩm để chăn nuôi
Tận dụng nguồn thức ăn thừa tại các bếp ăn tập thể, hội viên Hội Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Nguyên đã xử lý, chế biến để làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.

Tin mới