Thứ năm, 25/04/2024 18:12 (GMT+7)

Điều gì đã giúp Hà Lan trở thành “thiên đường xe đạp”?

MTĐT -  Thứ tư, 20/03/2019 17:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Là đất nước dễ bị tổn thương trước tình trạng ấm lên của trái đất, Hà Lan là quốc gia tiên phong trong những nỗ lực bảo vệ môi trường. Văn hóa đi xe đạp của người Hà Lan phần nào cũng bắt nguồn từ đó.

Đất nước có nhiều xe đạp hơn số dân

Những hậu quả của biến đội khí hậu, trái đất ấm lên ngày càng tác động không nhỏ đến cuộc sống chúng ta. Là một đất nước dễ bị tổn thương trước tình trạng ấm lên của trái đất, Hà Lan là một trong những quốc gia tiên phong trong những nỗ lực bảo vệ môi trường. Một trong những biểu hiện dễ thấy là thói quen sử dụng xe đạp của người dân.

Với 17 triệu dân nhưng có tới 23 triệu chiếc xe đạp, Hà Lan là đất nước có nhiều xe đạp hơn số dân.

Tuy nhiên, để khuyến khích thêm người dân đi xe đạp, chính phủ Hà Lan đã tuyên bố chi tiền cho người đi xe đạp.

Theo một thống kê, trong năm 2016, hơn 1 một phần tư chuyến đi dã ngoại của người dân Hà Lan là bằng xe đạp. Tuy nhiên, chỉ có 1 phần tư là người dân đi xe đạp đi làm, trong khi có tới 1 nửa số người dân sống cách nơi làm việc chưa đến 7,5km đi làm bằng xe ô tô.

Chỉ có 17 triệu dân nhưng Hà Lan có tới 23 triệu chiếc xe đạp. Ảnh: Internet. 

Đây là một khoảng cách thích hợp để đạp xe. Để cổ vũ cho nhân viên đi làm bằng xe đạp, chính phủ Hà Lan sẽ thưởng cho người đạp xe thông qua khoản tín dụng thuế là 0,22 USD cho mỗi ki-lô-mét đạp xe đi làm.

Ngoài ra, chính phủ Hà Lan cũng sẽ đầu tư 390 triệu USD cho cơ sở hạ tầng của đường dành cho xe đạp với mục tiêu thu hút thêm 200.000 người đi xe đạp trong 3 năm tới. Theo đó, 15 tuyến đường sẽ được phát triển thành đường cao tốc dành cho xe đạp.

Để có văn hóa đi xe đạp như hiện nay, Chính phủ Hà Lan cũng rất tạo điều kiện cho phương thức đi lại này bằng cách đồng thời cho xây dựng nhiều cầu vượt hoặc hầm đường bộ dành cho xe đạp và người đi bộ qua các tuyến đường đông phương tiện. Các cây cầu trên khắp Hà Lan cũng đều có tuyến đường riêng dành cho xe đạp.

Mạng lưới đường xe đạp của Hà Lan trải dài gần 35.000 km và mỗi năm nước này chi phí cho cơ sở hạ tầng xe đạp khoảng 400 triệu euro.

Người Hà Lan tập cho con cái mình đi xe đạp từ rất sớm để chúng có thể tự tin ngồi trên xe đạp đến trường từ lúc mới vào cấp 2. Các học sinh cấp 2 ở Hà Lan phải tham gia một kỳ thi tham gia giao thông bằng xe đạp mới được cấp chứng chỉ giao thông Verkeersdiploma. Đây là chứng chỉ rất quan trọng, bởi 84% số học sinh cấp 2 ở Hà Lan tới trường bằng xe đạp trong phạm vi dưới 5 km.

Xe đạp trở thành phương tiện đi lại chủ yếu của người dân "xứ sở hoa tulip". 

Một trong những nơi có thể kể đến là Thủ đô Amsterdam, đây được cho là TP có văn hóa đi xe đạp lớn nhất trên thế giới, đi xe đạp dường như là một thói quen hàng ngày của người dân thành phố này.

Amsterdam mệnh danh “thủ đô xe đạp của châu Âu”, nơi mà 40% việc đi lại được thực hiện bằng xe đạp. Gần như mỗi người dân có một chiếc xe đạp, xe đạp là phương tiện di chuyển chính ở đây.

Xe đạp ở Amsterdam là phương tiện giao thông cá nhân phổ biến. Bởi với địa hình bằng phẳng cùng cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng tốt và vươn tới mọi ngóc ngách của Hà Lan, đi xe đạp là hình thức di chuyển thuận tiện và an toàn nhất ở đất nước này.

Vì sao xe đạp luôn là sự lựa chọn số 1 ở Hà Lan?

Không gây tiếng ồn, không có khí thải, giảm tai nạn giao thông và lại tốt cho sức khoẻ con người nên chiếc xe đạp dễ dàng thuyết phục được người dân Hà Lan. Tuy nhiên, để khuyến khích người dân sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại, chính quyền cũng phải đầu tư rất nhiều.

Rất nhiều tuyến đường đã được quy hoạch lại dành riêng cho người đi xe đạp và đi bộ. Ở hầu hết các tuyến đường có nhiều phương tiện cùng tham gia giao thông, xe đạp cũng được ưu tiên một tuyến đường riêng bên lề đường.

Đi xe đạp dường như thói quen hàng ngày của người dân nước này. 

Với địa hình bằng phẳng cùng cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng tốt và vươn tới mọi ngóc ngách của Hà Lan, đi xe đạp là hình thức di chuyển thuận tiện và an toàn nhất ở đất nước này.

Những người lái ôtô đến Amsterdam càng thấy sự tiện lợi và rẻ tiền của chiếc xe đạp, bởi không dễ gì mà tìm được một chỗ đỗ xe trong thành phố. Kể cả khi tìm được chỗ đỗ xe, thì mức giá phải trả cũng làm không ít người nản lòng. Có lẽ, thành phố Amsterdam là một trong những nơi thu phí đỗ xe cao nhất châu Âu: 5 euro/giờ (tương đương gần 150.000 VNĐ).

Chính sách quy hoạch và phát triển đô thị cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích đi xe đạp. Một thống kê cho thấy có tới 45% người dân Hà Lan sống cách nhà ga gần nhất dưới 3 km. Đây là khoảng cách hợp lý để đi xe đạp, vì thế mà 33 % người đi tàu điện ở Hà Lan sử dụng xe đạp để đi từ nhà tới nhà ga.

Nhật Hạ(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Điều gì đã giúp Hà Lan trở thành “thiên đường xe đạp”?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.