Thứ sáu, 19/04/2024 06:45 (GMT+7)

Dinh dưỡng nào cho người bị viêm loét dạ dày-tá tràng?

Bác sĩ Đồng Xuân Thọ -  Thứ ba, 13/07/2021 16:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Viêm loét dạ dày-tá tràng là dạ dày và tá tràng bị tổn thương nặng tạo nên những ổ loét sâu ở thành dạ dày và tá tràng. Nếu lơ là trong công tác điều trị sẽ có nguy cơ Ung thư dạ dày.

Hỏi:

Vào một đêm nóng bức giữa mùa hè này. Khi đang còn sinh hoạt chung cùng với gia đình, tôi bỗng cảm thấy bỗng đau nhói ở vùng thượng vị. Buổi đầu đau từng cơn rồi lan rộng ra xuống đến rốn và lên đến xương sườn, đồng thời nôn và buồn nôn, đầy bụng.

Sáng hôm sau tôi đến bệnh viện, qua thăm khám, Bác sĩ chỉ định cho nội soi. Ôi, có lẽ từ bé cho đến chừng chạc tuổi này, tôi chưa hề có cảm giác sợ hãi và ám ảnh nhiều đến thế! Ống nội soi đường kính chừng 1,5 phân, Bác sĩ từ từ luồn qua họng cho đến dạ dày, khiến tôi có cảm giác như mình đang chết ngất. Nào nước mắt, nước mũi, nước bọt bắt đầu trào ra cùng một lúc. Thời gian nội soi không lâu, đâu chừng 7 phút mà tôi cứ ngỡ như chừng đến cả tiếng đồng hồ.

Bảng kết luận còn ghi rõ: Đau dạ dày cấp độ 1, tức là đang ở giai đoạn viêm. Giờ mỗi khi nghĩ đến, tôi sợ đến xanh mặt nên phải nghĩ đến việc phòng tránh tái phát. Ngoài cái đơn Bác sĩ kê cho còn dặn thêm cho tôi rằng nên giữ cân bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc. Không được thức khuya vì thức khuya thì dạ dày tiết Acid nhiều hơn, khiến chỗ viêm khó lành. Đến nay tuy bệnh tình đã thuyên giảm đi nhiều rồi, nhưng tôi cần phải nắm rõ thông tin để gìn giữ như:

-Viêm và Loét dạ dày- tá tràng khác nhau ở điểm nào?

-Còn vấn đề ăn uống vẫn là khâu quyết định, phải thực hiện ra sao cho đúng, theo lời dặn của vị Bác sĩ, thưa bác Đồng?

(Mai Nguyễn- Phường Chăm Mát, TP Hòa bình).

Trả lời:

1- Viêm loét dạ dày- tá tràng nghĩa là gì?

-Viêm dạ dày là tình trạng phù nề niêm mạc dạ dày. Nếu bệnh diều trị không tích cực hay bệnh nhân không biết gìn giữ, kiêng khem bệnh sẽ dẫn đến nguy cơ viêm loét dạ dày- tá tràng.

-Viêm loét dạ dày- tá tràng là dạ dày và tá tràng bị tổn thương nặng tạo nên những ổ loét sâu ở thành dạ dày và tá tràng. Nếu lơ là trong công tác điều trị để bệnh tật trở đi trở lại nhiều lần sẽ có nguy cơ Ung thư dạ dày. Hằng năm qua báo cáo của ngành y tế cho biết dân số Việt Nam ta bị ảnh hưởng của bệnh lí viêm loét dạ dày- tá tràng có tới 40 % .

Thường gặp nhất là đau âm ỉ ở vùng bụng nhất là ở vùng thượng vị, kèm theo những triệu chứng như nôn và buồn nôn, giảm vị giác, sụt cân. Biến chứng thường gặp là xuất huyết dạ dày, thủng và tắc nghẽn do nhiều nguyên nhân từ tổn thương gây ra.

Khi chúng ta ăn uống, khẩu phần ăn được nghiền nát trộn đều với dịch vị tiêu hóa qua giai đoạn thô và sau đó hỗn hợp này được chuyển qua ruột non tiếp tục quá trình tiêu hóa thức ăn.

2- Nguyên nhân nào gây viêm loét dạ dày- tá tràng?

-Tác nhân gây bệnh có thể là con vi khuẩn Helicobacter Pylori.

-Từ những viên thuốc chữa các căn bệnh khác, tác dụng phụ của nó gây viêm loét dạ dày- tá tràng như thuốc giảm đau có cấu trúc Steroid hay không Steroid.

-Từ sự lo lắng thất thường và căng thẳng ảnh hưởng đến thần kinh.

-Từ những thức ăn hay thức uống kích thích dạ dày như bia rượu, thuốc lá, nước ngọt…

3- Dinh dưỡng và điều trị.

Nhằm giảm thiểu những triệu chứng khó chịu bất thường như căng tức, khó tiêu, ợ chua…liên quan đến những bữa ăn

- Giảm thiểu kích thích tăng tiết dịch vị

- Phục hồi dần các tổn thương từ căn bệnh gây ra ở niêm mạc dạ dày.

- Khắc phục hậu quả do thiếu hụt dinh dưỡng từ những ngày lâm bệnh.

Về khẩu phần ăn.

- Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều lần trong ngày, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

- Thức ăn nấu chín, mềm, ăn chậm, nhai kĩ

- Tránh thức ăn còn sống, cứng. Hạn chế dùng Cà phê, trà đặc.

- Không dùng rượu bia, đồ chua, cay. Thức ăn hay nước uống còn nóng, có nhiều gia vị

- Dùng thức ăn vừa dinh dưỡng vừa bảo vệ được niêm mạc dạ dày như bột nếp, bột mì, ngũ cốc.

4- Những Thực phẩm nên dùng.

- Thức ăn giàu đạm, trứng, thịt, cá, đậu hũ, sữa và các chế phẩm từ sữa.

- Gạo nếp, bột mì

- Rau củ nấu chín

5- Tránh xa những thực phẩm có hại.

- Đồ chua cay, nước ngọt.

- Các chất kích thích dạ dày như: Rượu, Chất chua, cay, cứng, nóng. Thức ăn thô hay chế biến bằng phương thức chiên xào.

- Thức ăn sống, khó tiêu hóa như rau sống, trái cây sống, các loại cà.

Cuối thư không gì hơn, chỉ bằng mong muốn duy nhất của tôi là mong bạn sớm hồi phục, ngõ hầu trả lại nguyên trạng từ sức khỏe như buổi ban đầu.

Thân!
Bác sĩ Đồng Xuân Thọ.

Bạn đang đọc bài viết Dinh dưỡng nào cho người bị viêm loét dạ dày-tá tràng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Suy gan do uống thuốc không rõ nguồn gốc
Ngày 17/4, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.