Thứ ba, 19/03/2024 11:59 (GMT+7)

Bản tin Đô thị ngày 7/11: Khu tái định cư nhưng không thể… an cư

MTĐT -  Thứ năm, 07/12/2017 16:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bản tin Đô thị Plus: Cà Mau: Khu tái định cư nhưng không thể… an cư; Hà Nội sắp triển khai dự án Thành phố Thông minh hơn 4 tỷ USD;...

Hà Nội sắp triển khai dự án Thành phố Thông minh hơn 4 tỷ USD

Ngày 7/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã tiếp ngài Kuniharu Nakamura, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG nhằm triển khai dự án Thành phố Thông minh trị giá hơn 4 tỷ USD do liên danh Sumitomo - BRG sẽ đầu tư tại khu vực huyện Đông Anh.

Nằm trên trục Nhật Tân - Nội Bài, dự án trị giá hơn 4 tỷ USD do liên danh Sumitomo - BRG đầu tư ở huyện Đông Anh này dự kiến khởi công vào quý 1/2018. 

Dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500 và sau khi rà soát, tư vấn Nikken Sekkei đang điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết của giai đoạn 1, bà Nga khẳng định, trong tháng 12, liên danh Sumitomo - BRG sẽ trình thông qua quy hoạch điều chỉnh cũng như toàn bộ 5 giai đoạn của dự án để UBND TP xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư. 

Kiểm đếm bắt buộc dự án phê duyệt trước ngày 1/7/2014

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa có công văn chấp thuận đề xuất của Sở Tài nguyên-Môi trường TP về việc thực hiện biện pháp kiểm đếm bắt buộc đối với dự án có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 1/7/2014.

Đồng thời thực hiện phương án Sở Tài nguyên-Môi trường đã đề xuất, trình UBND TP phê duyệt. Theo đó, để sớm hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thu hồi đất đối với các dự án thuộc diện nói trên nhưng người có đất thu hồi không thực hiện kê khai, không hợp tác để thực hiện khảo sát, đo đạc…
UBND TP giao UBND quận, huyện thực hiện việc cưỡng chế bắt buộc như sau: Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không thực hiện kê khai, không hợp tác với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát… UBND cấp phường, xã vận động thuyết phục.

Chí Linh (Hải Dương): Lấn chiếm 1.500m2 đất công để khai thác đất

Được biết khu đất này được UBND xã cho hộ doanh nghiệp thuê để sử dụng theo thời hạn 01 năm và đã hết hạn từ ngày 10/6/2016. Hết thời hạn thuê trên, UBND xã Văn Đức đã có biên bản đồng ý cho gia hạn thêm 30 ngày để hộ doanh nghiệp trên thực hiện việc di dời. Tuy nhiên, từ đó đến nay, khu đất rộng gần 1.500 m2 nằm sát hành lang đê sông Kinh Thầy vẫn chưa được hộ kinh doanh trên bàn giao lại.

Việc hộ kinh doanh của ông Đồng Thế Toàn sử dụng khu đất rộng gần 1.500m2 khu vực sát đê sông Kinh Thầy là không hề được cấp phép. Mặc dù UBND xã Văn Đức đã nhiều lần kiểm tra và lập biên bản tạm dừng kinh doanh, khai thác nhưng sau hơn 1 năm hộ kinh doanh này vẫn chưa bàn giao lại mặt bằng di dời. 

Không chỉ lấn chiếm sử dụng sai mục đích mà việc kinh doanh, khai thác khoáng sản của hộ kinh doanh của ông Đồng Thế Toàn còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân thôn Kênh Mai. 

Báo động tình trạng dự án lách luật

Lợi dụng tình hình này, nhiều cá nhân, doanh nghiệp làm ăn bất chính đã tung ra những dự án ảo, bán “bánh vẽ” cho người mua với giá trên trời, điển hình như Công ty Bất động sản Alibaba đã bị báo chí phanh phui thời gian qua.

UBND quận 12 mới đây đã cảnh báo có một số đối tượng phát tờ rơi, thông tin khu dự án nhà ở liên kế Royal Gold Land tại phường Đông Hưng Thuận. Tuy nhiên qua kiểm tra, quận thấy khu đất nêu trên thuộc quy hoạch cây xanh (khu vực đối diện trụ sở UBND phường Đông Hưng Thuận). 

Thực tế, đây là một chiêu “lách luật” của các chủ đầu tư, nhà phân phối. Vì theo quy định, doanh nghiệp không được tung sản phẩm nhà/đất ra thị trường nếu chưa hoàn thiện xong hạ tầng. Người mua, nhà đầu tư đa phần biết điều này nhưng vẫn liều lĩnh… xuống tiền vì tin rằng giá nhà đất khi chưa xong hạ tầng có giá rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, những rủi ro về sau là rất lớn và đa phần bên mua sẽ chịu thiệt.

Cà Mau: Khu tái định cư nhưng không thể… an cư

Tỉnh Cà Mau đã đưa vào vận hành 8 khu tái định cư cho hơn 1.000 hộ dân sống tại các vùng sạt lở nguy hiểm nhưng phần lớn mọi người không về hoặc bán đi, hoặc bỏ đất hoang. 

Đại diện UBND tỉnh Cà Mau cũng thừa nhận hạ tầng của các khu tái định cư vẫn chưa hoàn chỉnh do thiếu kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước. Địa phương cũng đang nghiên cứu tìm các biện pháp ưu tiên nguồn vốn để hoàn chỉnh hạ tầng các khu tái định cư, đặc biệt là tổ chức làng nghề để người dân tái định cư vùng sạt lở ổn định cuộc sống không về tái lấn chiếm rừng phòng hộ. 

TRANG TRIỆU (TH)

Bạn đang đọc bài viết Bản tin Đô thị ngày 7/11: Khu tái định cư nhưng không thể… an cư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới