Thứ sáu, 26/04/2024 03:55 (GMT+7)

2 bộ vào cuộc điều tra vụ hồ Đại Lải bị 'xẻ thịt'

MTĐT -  Thứ ba, 04/08/2020 22:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Liên quan đến việc hàng loạt doanh nghiệp san nền, đổ đất 'bức tử' hồ Đại Lải, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, Bộ NN&PTNT và Bộ Công an đang phối hợp kiểm tra vụ việc.

Báo Giao thông đưa tin, chiều 3/8, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết: Hồ Đại Lải là công trình mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội. Bộ NN&PTNT đã phân giao nhiệm vụ quản lý hồ cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc tại Thông tư 05/2019 ngày 15/5/2018.

Khi đã phân giao cho tỉnh Vĩnh Phúc, việc quản lý, bảo vệ hồ thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng cục Thủy lợi đã 3 lần kiểm tra, có văn bản chỉ đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc xử lý.

Hiện nay Bộ NN&PTNT và Bộ Công an đang phối hợp kiểm tra vụ việc. Bộ cũng đang đôn đốc UBND tỉnh Vĩnh Phúc nội dung: Đã có đoàn thanh tra, kiểm tra, cần sớm có kết quả báo cáo về Bộ NN&PTNT. Tới thời điểm này, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa có báo cáo. Khi nào có kết quả báo cáo, chúng tôi sẽ thông tin tới cơ quan báo chí”.

Hồ Đại Lải bị băm nát lam biệt thự.

Trước đó, ngày 14/7 Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 5740/VPCP-NN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, xử lý thông tin báo nêu liên quan đến hồ Đại Lải.

Trong công văn của Văn phòng Chính phủ nêu: Hồ Đại Lải - công trình cung cấp nước ngọt cho tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, đồng thời là danh thắng nổi tiếng đang bị "xẻ thịt" một cách không thương tiếc. Suốt chiều dài gần 1 km, hàng chục nghìn khối đất được bạt từ quả đồi sát cạnh đổ thẳng xuống mép hồ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra thông tin báo nêu, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật”.

Thời gian qua, báo chí liên tục phản ánh về tình trạng hàng loạt doanh nghiệp san nền, đổ đất 'bức tử' hồ Đại Lải làm biệt thự. Nhiều công ty được giao đất, cho thuê đất và phê duyệt quy hoạch trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải (Vĩnh Phúc) đã tiến hành nhiều hoạt động như san nền, đo đất, xây tường kè... làm giảm dung tích hữu ích và dung tích phòng lũ của hồ chứa.

Được biết, hồ Đại Lải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phân giao nhiệm vụ quản lý cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 5/2018.

Hồ Đại Lải có nhiệm vụ quan trọng trong việc cung cấp nước tưới cho 1.384 ha diện tích đất nông nghiệp, cấp nước thô cho công nghiệp, nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phòng chống lũ lụt cho hạ du và phát triển du lịch.

Việc giao đất, cho thuê đất và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải cho các doanh nghiệp thực hiện dự án, có diện tích được tôn nền để xây dựng công trình, làm giảm dung tích hữu ích và dung tích phòng lũ của hồ chứa, ảnh hưởng đến nhiệm vụ và an toàn của hồ là vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết 2 bộ vào cuộc điều tra vụ hồ Đại Lải bị 'xẻ thịt'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.