Thứ sáu, 29/03/2024 14:19 (GMT+7)

Bộ Xây dựng phản hồi về đề xuất xóa bỏ thu phí bảo trì chung cư

MTĐT -  Thứ năm, 11/04/2019 15:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Xây dựng đã có phản hồi chính thức về đề xuất bỏ quy định thu phí bảo trì 2%. Liên quan đến khoản phí này, đã có nhiều mâu thuẫn xảy ra giữa chủ đầu tư, Ban quản trị chung cư và người dân cư trú.

Ngày 9/4 vừa qua, Bộ Xây dựng đã có phản hồi chính thức về đề xuất bỏ quy định thu phí bảo trì 2% khi mua nhà chung cư của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Bộ Xây dựng, việc sử dụng quỹ nhà chung cư đang gây ra nhiều tranh cãi và là nguồn gốc của nhiều vụ tranh chấp chung cư. Hiện có 3 luồng ý kiến về vấn đề thu quỹ bảo trì chung cư: Thứ nhất là vẫn giữ theo quy định hiện hành, quan trọng là quản lý và sử dụng sao cho công khai, minh bạch. Thứ 2 là bỏ không thu nữa; Thứ 3 là sau 5 năm nhận nhà mới thu.

Trong 3 phương án, Bộ Xây dựng ưu tiên phương án 1 vì cho rằng điều quan trọng là phải có biện pháp quản lý công khai, minh bạch quỹ này, đặc biệt là cơ chế giám sát từ Ban quản trị. Bộ Xây dựng sẽ có phiên giải trình trước Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về vấn đề này trong tháng 4/2019.

Trước đó cuối năm 2018, Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra thông báo danh sách một loạt các chủ đầu tư “chây ì” không chịu bàn giao kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư cho Ban quản trị (BQT) năm 2018.

Trong đó phải kể đến Công ty CP Xây dựng số 3 (Vinaconex 3) -CĐT Dự án xây dựng nhà chung cư CT1 Khu nhà ở Trung Văn (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm); Công ty CP Sông Đà 1 - CĐT nhà chung cư CT4 Khu đô thị Văn Khê (phường La Khê, quận Hà Đông); Công ty CP tập đoàn Bắc Hà - CĐT cụm nhà chung cư Bắc Hà C14 (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm)…

Theo quy định, người mua nhà trước khi nhận bàn giao nhà phải đóng Quỹ bảo trì tương đương 2% giá trị căn hộ cho chủ đầu tư tạm quản lý. Khi BQT chung cư được thành lập, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao số tiền này. Mỗi dự án sẽ có mức Quỹ bảo trì khác nhau, từ vài chục tỷ đến hàng trăm tỷ đồng. Và chính số tiền Quỹ bảo trì lớn như vậy đã trở thành nguyên nhân của hàng loạt các mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân cũng như ban quản trị các chung cư trong thời gian qua. Có những chủ đầu tư thu hàng chục tỷ đồng tiền phí bảo trì chung cư thế nhưng khi phải thực hiện trách nhiệm bàn giao cho ban quản trị thì lại “nhỏ giọt” chỉ vài tỷ đồng.

Về phía BQT khi đã nhận bàn giao Quỹ bảo trì từ chủ đầu tư nhưng lại sử dụng quỹ một cách mập mờ... Thế nên mới có chuyện, quỹ thu nhiều chục tỷ bị “om” nhiều năm liền, trong khi đó, có có những tòa chung cư xuống cấp trầm trọng, nhiều hạng mục xập xệ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng vẫn không được bảo trì, sửa chữa. Và cư dân thì hoàn toàn không biết tiền của mình đang “đi đâu, về đâu” được sử dụng như thế nào…

Sự thiếu minh bạch cứ thế tiếp tục kéo dài năm này qua năm khác, và diễn ra ở hầu hết các chung cư dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân cũng như BQT chung cư ngày càng gia tăng.

Cách đây không lâu, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đã đưa ra kiến nghị đổi mới phương thức thu phí bảo trì 2% giá trị hợp đồng nhà tại thời điểm bàn giao nhà.

Cụ thể, HoREA kiến nghị bãi bỏ quy định người mua nhà phải đóng kinh phí bảo trì bằng 2% giá trị hợp đồng mua bán nhà tại thời điểm nhận nhà, bởi theo HoREA, quỹ này hoàn toàn không cần thiết, không hợp lý và tạo thêm gánh nặng cho người mua nhà. Theo HoREA, nếu vẫn còn quy định khi mua nhà chung cư, người mua nhà phải nộp kinh phí bảo trì 2% sẽ còn phát sinh tranh chấp.

P.V(Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Bộ Xây dựng phản hồi về đề xuất xóa bỏ thu phí bảo trì chung cư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.