Thứ sáu, 29/03/2024 20:38 (GMT+7)

Tiếp theo những cái 'lạ' của CIENCO8 trong dự án BT sông Cầu

YẾN OANH -  Thứ tư, 24/10/2018 14:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Tai tiếng" tại siêu dự án BT sông Cầu Thái Nguyên do liên danh Phúc Lộc - CIENCO8 làm chủ đầu tư đã phải tạm dừng thi công vì thiếu 1 số thủ tục pháp lý.

Như Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã thông tin tại bài viết "Lọt danh sách đen, CIENCO 8 “vượt rào” trúng thầu dự án BT sông Cầu?" và "Vụ 'vượt rào' trúng thầu siêu dự án BT Sông Cầu: CIENCO 8 im lặng?" sau đó là bài phản ánh "Tỉnh Thái Nguyên phân trần 'lạ' vụ CIENCO 8 trúng thầu siêu dự án BT". Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở vấn đề lựa chọn nhà thầu, bản thân nội tại dự án trên cũng dính nhiều tai tiếng!

Chưa đủ điều kiện đã thi công!

Những hàng kè thi công 'vội vàng" hiện đã bỏ han gỉ.

Tháng 10/2017, công trình bắt đầu triển khai thi công dọc bờ hữu sông Cầu đoạn qua TP Thái Nguyên trên phạm vi hơn 1km thuộc khu vực các phường Trưng Vương và phường Túc Duyên.
Mặc dù dự án đầu tư xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị hai bên bờ sông chưa có cơ sở thi công ngoài hiện trường, nhưng trên thực tế hàng km kè cọc nhồi, bê tông cốt thép đã được Liên danh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco8) thi công xong.

Thời điểm đó, HĐND tỉnh Thái Nguyên cũng chưa thông qua phần vốn ngân sách thực hiện từng dự án thuộc đề án đầu tư xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu.

Thực tế khi đó liên danh này đang hoàn thiện phần thuyết minh tổng hợp điều chỉnh dự án trong đó có nội dung đề nghị cụ thể các quỹ đất đối ứng để thực hiện dự án BT.
Về phương án thi công kè sông Cầu, theo tìm hiểu PV, khi chưa có cơ quan chức năng nào phê duyệt nhà thầu trên đã xuống thi công.

Bản vẽ thiết kế cơ sở và sơ bộ điều chỉnh các dự án số 1, 2, 3, 4, 6, 7 thuộc lĩnh vực Sở Nông nghiệp& Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên thẩm định, nhưng khi đó vẫn chưa thể thẩm định do cơ sở là quy hoạch hệ thống đê điều chống lũ tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đang trình Bộ Nông nghiệp& Phát triển nông thôn thẩm định, phê duyệt.

Nhà đầu tư đã đề nghị điều chỉnh từ kè nghiêng sang phương án kè đứng toàn tuyến khiến giới khoa học phản đối vì tính khả thi, hiệu quả.

 Nhà đầu tư đã đề nghị điều chỉnh từ kè nghiêng sang phương án kè đứng toàn tuyến. Trong khi chưa tính toán cụ thể giải pháp cốt cao độ giữa đê và khu đô thị lân cận, giải pháp thoát nước, tiêu thoát lũ, kết nối giao thông giữa đường đô thị và đường đê.
Một số ý kiến chuyên gia cho rằng sử dụng kè bê tông chỉ những vị trí trọng yếu, cần thiết. Kè bê tông tồn tại theo tuổi thọ chỉ từ 50 -70 năm sẽ bị ăn mòn, phá hủy, nên xem xét khai thác sử dụng kè đất gia cố mái.

Bày tỏ quản điểm về việc nhà đầu tư xin chuyển từ kè mái nghiêng sang kè đứng từ đó xin đội vốn lên đến 23 nghìn tỷ, ông Dương Đình Dân - Phó Giám đốc BQL dự án Đầu tư Xây dựng TP Thái Nguyên khẳng định:

"Ban đầu chỉ có 6.8km/42km là kè đứng. Họ lại xin 42km hoàn toàn là kè đứng. Lý do là người ta muốn tận dụng phát triển quỹ đất để phát triển kinh tế đô thị dọc sườn sông, nguyên nhân sâu xa là như vậy, vì mục đích lợi nhuận cả thôi! Trên thế giới chưa có ai cho cả dòng sông vào cái mương nước nên nó không phù hợp, đây mới chỉ là đề xuất, tự nhiên đưa ra 1 con số khổng lồ nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không duyệt. "  

Khi Nhà đầu tư có tờ trình đề xuất chuyển toàn bộ kè hỗn hợp (có chỗ mái nghiêng có chỗ đứng) sang bê tông hóa, mái đứng hoàn toàn. Việc này UBND tỉnh giao cho các sở ngành, đến giờ yêu cầu không chỉnh vốn đầu tư lên 23 nghìn tỷ, đó mới chỉ là đề xuất cả nhà đầu tư thôi. Nó không phù hợp, đưa ra cả các hội thảo khoa học nhưng cơ bản tỉnh Thái Nguyên cũng không đồng ý".

Liên danh CIENCO 8 - Phúc Lộc có xứng đáng là nhà thầu duy nhất trúng thầu siêu dự án BT nghìn tỷ Thái Nguyên không khi để ra loạt tai tiếng lùm xù thời gian qua!

Ông Dân tiếp tục cho hay: "Mặc dù diện tích đất chiếm dụng công trình khi làm kè mái đứng sẽ giảm đi nhưng hậu quả để lại sẽ lớn. Kè đứng chỉ dùng những chỗ xung yếu, còn không thì cứ dùng kè truyến thống ban đầu là kè mái nghiêng cho tiết kiệm."

Như vậy, phi vụ xin làm kè hoàn toàn mái đứng đã vô tình gây "tiếng cười" dư luận dành cho nhà đầu tư bởi chính phía tỉnh Thái Nguyên cũng khẳng định nó không khả thi, chỉ vì lợi nhuận, hơn nữa nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh năng lực thực sự của liên danh này về kiến thức làm kê đè!

Sự việc này khiến công chúng không quên sự việc cách đó không lâu, tháng 5/2017, tại dự án xây dựng đường Điện Biên Phủ nối dài ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cũng do Tập đoàn Phúc Lộc làm chủ, chưa được thẩm định thiết kế và dự toán vẫn đổ đất ngăn hết chiều ngang nhánh sông Hà Thanh (thuộc phường Đống Đa, TP Quy Nhơn) để làm đường thi công cầu vượt Điện Biên Phủ. Vụ việc gây bức xúc dư luận do trái quy định đã được chính quyền và ngành chức năng tỉnh Bình Định ngăn chặn sau đó.

Thế nhưng trên thực tế nhiều đoạn kè đã được nhà đầu tư đổ bê tông thẳng đứng. Khi được hỏi vì sao chưa đủ thủ tục đã cho nhà thầu xuống thi công thì ông Dân cho biết "vì có những lo riêng từ phía tỉnh Thái Nguyên!".

Đại diện liên danh trả lời và những mâu thuẫn 

Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Sáng - Phó GĐ Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển sông Cầu (Đại diện liên danh CIENCO8-Phúc Lộc) cho biết: "Về việc thi công trước ngay khi chưa được ký hợp đồng BT và thiếu những thủ tục pháp lý, tháng 2/2017 chúng tôi bắt đầu xuống thi công, theo luật lúc đó phải có thiết kế bản vẽ thi công và dự toán. 

Trong quá trình chưa ký hợp đồng đã thi công rồi là do nhà đầu tư nghiên cứu có lớp địa chất nhiều biến thiên, nhà đầu tư đã xin tỉnh thi công thí điểm, đoạn thi công đó đã hoàn thành, nếu sai thì chúng tôi tự chịu".

Ông Sáng khẳng định rằng, việc thi công trước trên đã được các cơ quan mhà nước đồng ý chủ chương cho thi công thí điểm đó.

"Bây giờ phải điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi, lúc đầu tỉnh định tăng tổng mức đầu tư, bây giờ tỉnh thống nhất không tăng. Khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm nay sẽ phê duyệt điều chỉnh. Nhà đầu tư đề xuất tăng tổng mức đầu tư lên 23 nghìn tỷ đồng nguyên nhân do điều chỉnh quy hoạch và quy mô rộng ra nên phải điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi. 

Nhà đầu tư thông tin rằng số kè đê thi công trước này khi kiểm tra nếu "không phù hợp thì bỏ đi"liệu có thỏa đáng, và trách nhiệm?!

Chúng tôi không đề xuất hoàn toàn là kè đứng mà chỉ có 8,8km kè đứng kết hợp kè nghiêng còn lại kè bê tông nhưng tỉnh không đồng ý. Bây giờ nhà đầu tư với tỉnh phối hợp để phê duyệt lại dự án, kỹ thuật phù hợp với quy hoach, tổng mức đầu tư thì giữ nguyên"!? Ông Sáng thông tin thêm.

Đối với đoạn đã thi công nhưng hiện nay còn bở dở, ngổn ngang, han gỉ, ông Sáng cho biết: "Các bên sẽ thẩm định lại đoạn đã thi công nếu không đảm bảo thì chúng tôi phải chịu trách nhiệm, tỉnh thuê 1 đơn vị thẩm định nếu không phù hợp thì bỏ đi. Chúng tôi muốn tận dụng quỹ đất trong lòng đô thị nên đề xuất làm đê đứng."

Như vậy, việc triển khai vội vàng trước gần 1km kè trên sau đó dừng lại vì chưa đủ tiêu chuẩn, vướng các thủ tục, chưa được ký hợp đồng BT vậy mà sau 1 năm nhà đầu tư lại cho rằng "không phù hợp thì bỏ đi", liệu dự án trên có được quản lý nghiêm ngặt từ chính quyền tỉnh Thái Nguyên hay không, cũng như trách nhiệm nhà thầu trên ra sao?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin. 

Bạn đang đọc bài viết Tiếp theo những cái 'lạ' của CIENCO8 trong dự án BT sông Cầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.

Tin mới