Thứ tư, 24/04/2024 12:47 (GMT+7)

Điểm danh loạt dự án BĐS nghìn tỷ được Hà Nội trao quyết định đầu tư

MTĐT -  Thứ sáu, 03/07/2020 09:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây, tại Hội nghị "Hà Nội 2020 - hợp tác đầu tư và phát triển", Hà Nội đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 229 dự án với tổng số vốn 405.570 tỉ đồng.

Trong số này có 100 dự án trong nước, với số vốn 227.499 tỷ đồng (vốn tăng thêm 192.215 tỷ đồng); 22 dự án đầu tư FDI với số vốn 5,7 tỷ USD (vốn tăng thêm là 3,4 tỷ USD); 107 dự án đầu tư công.

Tổng số dự án, số vốn tăng được trao quyết định chủ trương đầu tư tại hội nghị năm nay lần lượt gấp 5 lần và 11 lần so với hội nghị năm 2016. Các dự án đầu tư năm nay tập trung vào các lĩnh vực: Cụm công nghiệp; nhà ở xã hội; khu đô thị; du lịch - dịch vụ; trụ sở văn phòng; văn hóa - xã hội; tài chính - ngân hàng; hạ tầng đô thị; hạ tầng giao thông…

Đây được xem là một thành tích rất ấn tượng, là dấu ấn của thành phố Hà Nội trong công tác thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt trong khi cả thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19.

Dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây do tập đoàn Daewoo E&C đầu tư. 

Trong đó, tại các quận nội thành có một số dự án bất động đáng chú ý như: Dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây do tập đoàn Daewoo E&C đầu tư với vốn đầu tư 30.811 tỷ đồng. Dự án Starlake có vị trí thuộc địa giới hành chính phường Xuân La - quận Tây Hồ, phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy, phường Xuân Tảo và Cổ Nhuế - huyện Từ Liêm.

Dự án Khu chung cư Quốc tế Booyoung (quận Hà Đông) do Công ty TNHH MTV Booyoung Việt Nam đầu tư với vốn đầu tư 7.371 tỷ đồng.

Dự án Tòa nhà Vilitas Tower tại khu công nghiệp Vĩnh Tuy, đường Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai do Công ty CP Thương mại và dịch vụ cuộc sống Việt đầu tư với vốn đầu tư 383,9 tỷ đồng.

Dự án xây dựng nhà ở thấp tầng tại ô đất TT6-2 tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm do Công ty CP đầu tư xây dựng Xuân La đầu tư với vốn đầu tư 259,2 tỷ đồng;

Dự án Xây dựng nhà ở thấp tầng tại ô đất TT6-1 cũng tại phường Tây Tựu do Công ty CP quản lý tài sản sông Nhuệ đầu tư với vốn đầu tư 209,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, tại các huyện ngoại thành như Hoài Đức, Mê Linh, Đông Anh… cũng thu hút được nhiều dự án “khủng” với mức đầu tư lên đến 34.879 tỷ đồng như: Dự án Khu đô thị mới Mai Lâm, Xuân Canh, Đông Hội, huyện Đông Anh do Công ty CP Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam đầu tư với vốn đầu tư là 34.879 tỷ đồng là một trong những dự án vốn lớn nhất vừa được Hà Nội trao quyết định đầu tư. Công ty CP Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam do Tập đoàn Vingroup nắm giữ 83,32% cổ phần.

Dự án Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch do Tổng công ty CP Thương mại xây dựng (Vietracimex) được trao quyết định đầu tư với vốn đầu tư là 41.248 tỷ đồng. Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch thuộc địa bàn hai xã Kim Chung và Di Trạch (Hoài Đức, Hà Nội) được triển khai từ năm 2008, từng được kỳ vọng sẽ là một khu đô thị hoành tráng phía Tây Hà Nội, tuy nhiên đã bị bỏ hoang nhiều năm.

Dự án Khu đô thị mới An Lạc Green Symphony nằm trên địa bàn các xã Vân Canh, xã An Khánh do Công ty CP Đầu tư An Lạc đầu tư với vốn đầu tư 8.830 tỷ đồng;

Dự án Khu đô thị An Khánh - An Thượng do Công ty CP tập đoàn Hà Đô đầu tư với vốn đầu tư 1.845,7 tỷ đồng.

Tại huyện Mê Linh có các dự án: Dự án Khu đô thị mới CEO Mê Linh tại huyện Mê Linh do Công ty TNHH C.E.O quốc tế đầu tư với vốn đầu tư là  2.168 tỷ đồng; Dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 tại các xã Thanh Lâm, Đại Thịnh, huyện Mê Linh do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - Công ty TNHH đầu tư với vốn đầu tư là 4.473 tỷ đồng.

Hay như Dự án Khu đô thị mới Tân Tây Đô, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng do Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ thương mại Tuấn Quỳnh đầu tư với vốn đầu tư là 2.032 tỷ đồng.

 Minh Tuệ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Điểm danh loạt dự án BĐS nghìn tỷ được Hà Nội trao quyết định đầu tư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.