Thứ năm, 25/04/2024 20:34 (GMT+7)

Doanh nghiệp BĐS đề xuất hỗ trợ: Cớ sao lại phải “cứu người giàu”?

MTĐT -  Thứ năm, 26/03/2020 16:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Triệu phú Việt Nam giàu lên chủ yếu là nhờ vào đất, nếu bây giờ lại hỗ trợ tiếp cho các ông chủ đất thì không khác nào chính sách lại cứu người giàu", ĐBQH Lê Công Nhường (Bình Định).

Cần cứu bất động sản để tránh hiệu ứng Domino

Ngày 24/3, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNERA) mới có văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế xin hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản ứng phó và vượt qua khó khăn trước thách thức của đại dịch Covid-19. Theo đó, VNERA đưa ra 3 đề xuất.

Thứ nhất, bổ sung doanh nghiệp bất động sản vào nhóm đối tượng được xem xét gia hạn nộp thuế trong dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể, các doanh nghiệp bất động sản được đề nghị giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng và tiền thuê đất.

Thứ hai, đề nghị bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân vào các sắc thuế được xem xét gia hạn, trong đó có các doanh nghiệp bất động sản.

Thứ ba, đề nghị xem xét kéo dài thời gian gia hạn nộp các loại thuế nêu trên cho doanh nghiệp là 1 năm thay vì 5 tháng do ảnh hưởng của đại dịch sự kiến sẽ kéo dài.

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNERA) xin hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản ứng phó và vượt qua khó khăn trước thách thức của đại dịch Covid-19. 

Trao đổi với Dân trí về đề xuất này, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng kiến nghị trên hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh này. Bất động sản thực sự khó khăn vì khách hàng hầu như dừng hết, từ việc đi du lịch đến mua nhà cửa.

Theo ông Đính, doanh nghiệp bất động sản vốn đã khó khăn vì nguồn cung hạn hẹp, thắt chặt nguồn tín dụng, nay thêm đại dịch như cú “bồi” khiến họ lầm vào tình trạng “sống dở chết dở".

Thực hiện một dự án thường kéo dài trong nhiều năm. Đầu năm 2020, dính ngay vụ dịch. Dự án đã hoàn thành cũng không thể bán được. Rõ ràng nguồn thu không có thì họ lấy đâu chi phí để thực hiện nghĩa vụ”, ông Đính nói.

Ông Đính cho rằng nếu các kiến nghị nêu trên được chấp thuận, doanh nghiệp mới có thể phần nào giảm bớt khó khăn.

Theo thống kê Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản có liên quan đến hơn 90 ngành nghề, sử dụng hàng ngàn sản phẩm của nền kinh tế, tạo việc làm cho hàng triệu người lao động và cung ứng nhiều loại hình sản phẩm bất động sản, đặc biệt là nhà ở.

“Thị trường bất động sản gặp khó, sụt giảm tới 40% nguồn cung khiến các doanh nghiệp xây dựng, vật liệu cũng mất việc. Chưa kể, doanh nghiệp không trụ được sẽ tạo ra những khoản nợ xấu cho ngân hàng”, ông Đính chia sẻ.

Ông Đặng Văn Quang - Giám đốc JLL Việt Nam cho biết, doanh nghiệp bất động sản thường bị gắn với suy nghĩ “đại gia, giàu có”, nguồn lợi khổng lồ nên không ít ý kiến cho rằng chưa nên cho họ vào danh sách đối tượng được “giải cứu".

Tuy nhiên thực tế không phải như vậy, nhiều doanh nghiệp khó khăn thực sự. Ông Quang cho rằng: Nên đối xử công bằng, bình đẳng với doanh nghiệp. Nếu họ chứng minh được những ảnh hưởng từ dịch Covid-19 thì không có lý do gì ngoại trừ họ trong nhóm đối tượng được hỗ trợ.

Theo ông Quang “trước pháp luật họ có nghĩa vụ như doanh nghiệp khác, thì quyền lợi họ có cũng cần phải như vậy. Bất động sản đóng góp tăng trưởng kinh tế khá lớn. Ngành này khó khăn thì kéo theo rất nhiều ngành khác khó khăn, trong đó rõ nhất là nhóm ngành xây dựng, vật liệu và ngân hàng".

Cớ sao lại phải "cứu người giàu"?

Trong khi đó, trao đổi với Đất Việt, ĐBQH Lê Công Nhường (Bình Định) nói thẳng: "không nên cứu người giàu".

"Ngành BĐS lâu nay đã tạo ra những bong bóng rất lớn, việc Bộ Xây dựng đề xuất các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp BĐS như giãn thuế GTGT, giãn nợ tiền BHXH, tăng cường bổ sung thêm vốn cho nhà ở xã hội hay một số đề xuất của các tổ chức, Hiệp hội xin có các gói vay tiêu dùng hỗ trợ hàng vạn nhân viên môi giới mất việc làm do đại dịch... không khác nào đang đi xin hỗ trợ cho các ông chủ.

Lâu nay người ta vẫn nói, tỉ phú Việt Nam, triệu phú Việt Nam giàu lên chủ yếu là nhờ vào đất, nếu bây giờ lại hỗ trợ tiếp cho các ông chủ đất thì không khác nào chính sách lại "cứu người giàu".

Đây cũng là lần đầu tiên tôi thấy có những đề xuất xin hỗ trợ thất nghiệp cho nhân viên môi giới BĐS, đúng là chuyện kỳ khôi, lần đầu nghe. Không ai lại đi hỗ trợ cho "cò" đất bao giờ cả", ông Nhường phân tích và cho rằng đó là đề xuất rất vô lý.

Nhìn nhận từ hướng ngược lại, vị đại biểu cho rằng khi thị trường thuận lợi các ông chủ này đã thu lợi lớn, thậm chí phất lên nhanh chóng chỉ sau một đêm, bây giờ gặp khó khăn thì phải chấp nhận rủi ro, không nên xin hỗ trợ.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp BĐS đề xuất hỗ trợ: Cớ sao lại phải “cứu người giàu”?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng