Thứ sáu, 29/03/2024 16:24 (GMT+7)

Vinaconex3 và Sông Đà-Thăng Long bị cưỡng chế 2% kinh phí bảo trì

N.Khánh -  Thứ tư, 27/03/2019 09:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo đó Sở Xây dựng HN đã tham mưu cho UBND TP.ban hành 2 Quyết định cưỡng chế kinh phí bảo trì 2% đối với 2 chủ đầu tư là công ty CP Xây dựng sổ 3 (Vinaconex3) và Công ty CP Sông Đà - Thăng Long.

Yêu cầu 19 chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì 2%

Trong các vụ tranh chấp chung cư gần đây, vấn đề tranh chấp kinh phí bảo trì xảy ra phổ biến và dai dẳng nhất. Theo đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tranh chấp kinh phí bảo trì là do chủ đầu tư cố tình chiếm dụng, không bàn giao khoản tiền này cho ban quản trị khiến nhiều chung cư xuống cấp mà không có chi phí để sửa chữa, bảo dưỡng.

Theo quy định, người mua nhà trước khi nhận bàn giao nhà phải đóng quỹ bảo trì tương đương 2% giá trị căn hộ cho chủ đầu tư tạm quản lý. Khi ban quản trị chung cư được thành lập, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao số tiền này. Thông thường mỗi dự án sẽ có mức quỹ bảo trì khác nhau, một số chung cư có kinh phí bảo trì hàng chục tỷ đến hàng trăm tỷ đồng.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay số lượng dự án có tranh chấp về kinh phí bảo trì trên địa bàn thành phố là 39 chung cư. Trong số đó chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao hoặc chỉ bàn giao một phần kinh phí bảo trì cho ban quản trị là 35 chung cư. Ngoài ra, số lượng dự án mà các bên không thống nhất được số liệu quyết toán để xác định kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư phải bàn giao cho ban quản trị là 4 chung cư.

Trong thời gian qua, để tăng cường công tác quản lý nhà nước về chung cư và thực hiện hiệu quả điều 47 của Thông tư số 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng về Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Sở Xây dựng Hà Nội đã tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội ra văn bản yêu cầu 19 chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì 2% cho Ban quản trị. Đặc biệt, ngành xây dựng thủ đô đã tham mưu cho UBND Thành phố ban hành 2 Quyết định cưỡng chế kinh phí bảo trì 2% đối với 2 Chủ đầu tư là công ty CP Xây dựng sổ 3 (Vinaconex3) và Công ty CP Sông Đà-Thăng Long.

Tồn tại nhiều chung cư có tranh chấp liên quan đến phí bảo trì (ảnh minh họa).

 Cơ quan quản lý nhà nước cũng gặp "khó"

Theo báo cáo về việc chấp hành quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy: Việc chậm bàn giao kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu nhà chung cư do nguyên nhân là do chủ đầu tư quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì không đúng mục đích. Nhiều chủ đầu tư không lập tài khoản riêng để tạm quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, thậm chí chiếm dụng kinh phí bảo trì để sử dụng vào mục đích khác.

Một số trường hợp giữa chủ đầu tư và ban quản trị nhà chung cư không thống nhất được trong việc quyết toán số liệu kinh phí bảo trì. Nhất là trong giai đoạn chủ đầu tư thực hiện bảo hành hoặc quản lý vận hành nhà chung cư, gây khó khăn cho việc ban hành quyết định cưỡng chế.

Cũng theo báo cáo, hiện nay việc xác định tỷ lệ nộp kinh phí bảo trì đối với phân diện tích mà chủ đần tư giữ lại hoặc chưa bán hết không cụ thể dẫn đến tranh chấp giữa chủ đầu tư với Ban quản trị. Hai bên không thống nhất được tỷ lệ trích nộp bao nhiêu, chủ đầu tư giữ lại bao nhiêu.

Theo thống kế, hiện thành phố Hà Nội đã có 745 nhà chung cư thương mại được đưa vào sử dụng, trong đó tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu Ban quản trị là 492/745 nhà chung cư. Chủ đầu tư đã bàn giao hồ sơ cho 392/492 ban quản trị. Về ban giao diện tích sở hữu chung đã có 338/492 chủ đầu tư bàn giao và bàn giao kinh phí bảo trì 2% cho 238/492 ban quản trị.

Theo điều 37, Nghị định 99/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở nêu rõ: Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điểm b Khoản này mà chủ đầu tư vẫn không thực hiện bàn giao kinh phí bảo trì thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì để bàn giao cho Ban quản trị và gửi quyết định này cho chủ đầu tư, Ban quản trị và tổ chức tín dụng nơi chủ đầu tư mở tài khoản; trong quyết định cưỡng chế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ghi rõ số kinh phí chủ đầu tư phải bàn giao sau khi trừ kinh phí mà chủ đầu tư phải sử dụng để bảo trì phần sở hữu chung (nếu có), thời hạn bàn giao, biện pháp cưỡng chế và trách nhiệm của các bên liên quan để thực hiện quyết định này.

Ngoài ra, tại điều 66 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ cũng nêu: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định; Không bàn giao, bàn giao chậm, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng đối tượng nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định.

Bạn đang đọc bài viết Vinaconex3 và Sông Đà-Thăng Long bị cưỡng chế 2% kinh phí bảo trì. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.