Thứ sáu, 19/04/2024 02:23 (GMT+7)

Không nhất thiết phải dỡ bỏ khách sạn trên đèo Mã Pì Lèng

MTĐT -  Thứ năm, 10/10/2019 17:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước đề xuất sẽ phá bỏ 6 tầng khách sạn trên đèo Mã Pì Lèng, một số kiến trúc sư cho rằng, không cần thiết phá bỏ nhưng phải cải tạo lại cho hài hòa.

Mới đây, Sở Xây dựng Hà Giang đã đề xuất UBND tỉnh giao cho UBND huyện Mèo Vạc cải tạo, chỉnh trang tầng âm và tầng nổi sát mặt đất để phục vụ việc dừng chân, ngắm cảnh của khách du lịch. 6 tầng giật cấp bị đề nghị phá dỡ để cải tạo thành đất trồng cây xanh; thời hạn phá dỡ hoàn thành trước 15/11.

Ngày 10/10, trả lời báo chí về đề xuất trên của Sở Xây dựng Hà Giang, bà Vũ Ngọc Ánh - chủ nhà hàng Panorama Mã Pì Lèng tỏ ra không đồng tình và mong muốn được giữ công trình nguyên vẹn.

Bà chủ nhà hàng Panorama đề xuất phương án là sẽ biến nó thành công trình hoang sơ, và phủ xanh toàn bộ công trình để không lộ ra những phần bê tông gây phản cảm.

Về những thủ tục, giấy phép bà chưa có theo quy định, bà Ánh nói: "Cái đó chưa có thì hoàn thiện sau đâu có sao".

Đồng thời, chủ nhà nghỉ này cho biết sẽ gửi kiến nghị đến các cấp chính quyền.

Trong khi đó, nói về đề xuất của Sở Xây dựng Hà Giang, giới kiến trúc sư lại có những ý kiến trái chiều. Cụ thể, trao đổi với báo Diễn đàn Doanh nghiệp, KTS Trần Thanh Tùng – Phó Trưởng Khoa Kiến trúc dân dụng, Trường ĐH Xây dựng cho rằng, không cần thiết phá bỏ mà cải tạo lại và cần có bàn tay chuyên nghiệp tham gia vào biết đâu sẽ trở thành công trình điểm nhấn.

Theo ông Tùng, khi nghe đến công trình cao 7 tầng xây chễm chệ trên địa điểm đẹp nhất đèo Mã Pì Lèng sẽ gây ấn tượng xấu cho người tiếp nhận thông tin. Nhưng thực tế, công trình xây theo kiểu giật cấp, đúng theo kiến trúc.

Nếu xét về luật rõ ràng công trình sai phép khi xây trên đất nông nghiệp. Hành vi này hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính và buộc tháo dỡ công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

Nhưng xét ở góc độ kiến trúc, rõ ràng công trình đã có những bước xử lý khéo léo theo kiểu giật cấp mô phỏng địa hình. Chính sự mô phỏng đó khiến công trình không tệ như thông tin trên truyền thông.

Ông Tùng cũng chia sẻ, ông cùng một nhóm kiến trúc sư người Pháp từng đưa sinh viên thực tập lên miền núi để tìm hiểu kiến trúc các công trình. Chính người Pháp đã dạy sinh viên Việt Nam thiết kế từng thảm xanh cho các công trình giật cấp để trả lại màu xanh cho núi rừng, tôn trọng cảnh quan tự nhiên.

Trường hợp công trình Mã Pì Lèng Panorama cũng không phải ngoại lệ, nên cải tạo lại dự án như dùng vật liệu trong suốt, xanh hoá kiểu nguỵ trang. Mặt hông công trình nên trồng cây xanh, tường xanh, hoặc vật liệu thân thiện hơn một bức tường bê tông.

“Còn nếu tỉnh quyết phá bỏ một phần công trình thì cũng là quyết tâm để không có những trường hợp tương tự tiếp diễn” - KTS Trần Thanh Tùng chia sẻ.

Trong khi đó, KTS Ngô Viết Nam Sơn nói ông không ủng hộ phương án của Sở Xây dựng Hà Giang và đưa ra 2 phương án với công trình này. 

Giải pháp thứ nhất hơi cực đoan và triệt để là đập bỏ toàn bộ công trình này, quy hoạch thành một sân ngắm cảnh, chụp hình.

Còn giải pháp thứ hai, dung hòa hơn là giữ lại các phần chức năng ngắm cảnh, phá bỏ hết các chức năng công trình du lịch. Theo đó, sẽ là phương án ngược lại với Sở Xây dựng Hà Giang đang đề xuất: đập bỏ phần công trình nổi và cải tạo phần giật cấp bám theo sườn đèo.

N.H (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Không nhất thiết phải dỡ bỏ khách sạn trên đèo Mã Pì Lèng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sản phẩm bất động sản nào đang được lòng giới đầu tư?
Vinhomes Ocean Park 2 - 'Quận Kinh đô' của Ocean City đang 'dậy sóng' mùa hè này, không chỉ bởi lực cộng hưởng từ tổ hợp biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất thế giới mà còn từ làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ từ nội đô để 'về phố, sống biển'.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.