Thứ tư, 24/04/2024 21:12 (GMT+7)

Loạn giải thưởng BĐS - Nặng tính thương mại hơn nhân văn (Bài 2)

Cẩm Anh -  Thứ bảy, 20/04/2019 15:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhìn nhận chung về các hoạt động tôn vinh lĩnh vực bất động sản, KTS. Trần Huy Ánh cho rằng, các giải thưởng hiện nay mang tính thương mại nhiều hơn là nhân văn. Đây là nguyên nhân dẫn tới tiêu cực.

Rủi ro nhiều nhất thuộc về khách hàng

Lọt vào danh sách dự án công trình xanh tốt nhất tại giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam nhưng Dự án EcoLife Capitol (số 58 Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) do Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thủ Đô làm chủ đầu tư cũng khiến nhiều người bất ngờ.

Bởi đây là dự án dính hàng loạt tai tiếng khi chủ đầu tư đã tự ý thay đổi rất nhiều về thiết kế và danh mục hoàn thiện căn hộ so với hợp đồng đã ký với khách hàng khiến nhiều cư dân vô cùng phẫn nộ.

Đặc biệt, những ngày giáp Tết Nguyên đán năm 2018, cư dân Ecolife capitol buộc phải xuống đường căng băng rôn tố chủ đầu tư “Treo đầu dê, bán thịt chó", "thu tiền thật giao hàng dởm cho cư dân", "quảng cáo sai dự thật, lừa dối khách hàng"...

Cư dân Ecolife Capitol căng băng rôn đòi quyền lợi. 

Theo cư dân Ecolife Capitol, trong bối cảnh cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, chất lượng công trình có nhiều điểm đã xuống cấp, chủ đầu tư lại ra thông báo, áp đặt mức thu phí dịch vụ quá cao 11.000 đồng/m2. Giữa lúc Ban đại diện cư dân và chủ đầu tư đang đàm phán với nhau và chưa dứt điểm thì chủ đầu tư cho đơn vị quản lý tòa nhà cắt nước của cư dân Ecolife Capitol. 

Người dân tại đây còn tố chủ đầu tư xây dựng một số tiện ích nhưng chỉ là hình thức làm cho có chứ không đáp ứng nhu cầu của bà con cư dân, cụ thể, sân chơi trẻ em rất nhỏ và thiếu an toàn, trung tâm thương mại với vài cửa hàng lèo tèo, bán giá đắt, cư dân không thể sử dụng...

Thực trạng đã chỉ ra nhan nhản các giải thưởng bất động sản dù được tổ chức bởi các đơn vị uy tín vẫn tồn tại tiêu cực. Nhiều dự án, doanh nghiệp tai tiếng cũng được vinh danh đã làm biến tướng những giá trị đích thực, cốt lõi của các giải thưởng.

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội kết luận rằng, các giải thưởng hiện nay được tổ chức đều mang tính thương mại nhiều hơn là nhân văn.

KTS. Trần Huy Ánh. 

Đây là chiêu bài quảng cáo nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ bất động sản, đây cũng là một hình thức phát triển kinh tế bằng cách kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên, việc làm này không quan tâm đến tính bền vững mà chỉ thuần túy là kinh doanh, là cuộc đua của các nhà kinh doanh với nhau, cạnh tranh thông qua các giải thưởng mà thôi”, KTS. Trần Huy Ánh nói.

Kiến trúc sư lập luận rằng, hơn bao giờ hết, cuộc cạnh tranh hiện nay trở nên khốc liệt do thị trường đang ở giai đoạn thoái trào, tỉ lệ cung cầu mất cân đối. Lợi dụng thời điểm này, cộng thêm việc nhiều nhà đầu tư, khách hàng mù mờ không am hiểu, ban tổ chức móc nối với doanh nghiệp “làm giải”, tạo hiệu ứng đám đông, đưa ra các tiêu chí không rõ ràng, thông qua giải thưởng để đẩy mạnh quảng cáo, bán được nhiều sản phẩm hơn.

Các giải thưởng chỉ chú trọng đến lợi nhuận, ban tổ chức và doanh nghiệp đều thu được những lợi nhuận trực tiếp hay gián tiếp mà không quan tâm đến lợi ích của người mua, chính vì vậy, chỉ khách hàng phải chịu nhiều rủi ro nhất, họ là nạn nhân, đứng cuối cùng trong cuộc tung hô và chịu thiệt hại”, KTS. Trần Huy Ánh khẳng định.

Cần phát huy đúng vai trò của truyền thông

Trong khi các tiêu chí đánh giá giải thưởng không rõ ràng nhưng tính lan truyền lại không hạn chế nhờ đối với những trường hợp vinh danh sai đối tượng nên hậu quả sẽ là khôn lường, gây mất niềm tin trong xã hội.

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh cho rằng, truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng dư luận, để hạn chế những tiêu cực trong việc tôn vinh, trao giải thưởng nói chung, lĩnh vực bất động sản nói riêng thì chính giới truyền thông cần tự nâng cao trách nhiệm xã hội, những kênh truyền thông uy tín phải có lập luận, phân tích thông tin đa chiều, cẩn trọng khi cung cấp thông tin đến bạn đọc.

Để thị trường thật sự lành mạnh, công bằng, phát triển theo đúng quy luật cung cầu, hạn chế tiêu dùng quá mức, truyền thông cần phải nhìn nhận lại, phải phát huy vai trò của mình nhằm góp phần làm lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ khách hàng, bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng”, KTS chia sẻ.

Trong giới chuyên môn, chúng tôi cũng quan sát những nhân vật nào lún sâu vào cuộc chơi, thỏa hiệp hay đồng lõa với những công việc không mang lại giá trị đích thực cho cuộc sống, sự đẹp đẽ, tiện dụng, tính sáng tạo hay chỉ là những cơ hội có được giàu sang một cách đàng hoàng… Chúng tôi sẽ có cái nhìn công bằng và thận trọng với họ”, KTS. Trần Huy Ánh đặt niềm tin ở đội ngữ truyền thông, báo chí.                         

 Bài 3: GS. TS. Đặng Đình Đàm: “Tiêu cực là do chủ nghĩa thành tích"

Bạn đang đọc bài viết Loạn giải thưởng BĐS - Nặng tính thương mại hơn nhân văn (Bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.