Thứ ba, 16/04/2024 20:58 (GMT+7)

Luật sư Hà Huy Phong bày tỏ quan điểm về mức xử phạt vi phạm PCCC

Yến Oanh- Trần Trung -  Thứ tư, 28/03/2018 14:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước thực trạng nhiều vụ cháy thương tâm xảy ra, báo động công tác PCCC còn nhiều lỗ hổng và hầu hết vi phạm quy định về PCCC, luật sư Hà Huy Phong cho rằng mức phạt còn quá nhỏ và còn có sự bao che!

Sau vụ cháy chung cư Carina, lộ ra nhiều đơn vị chưa nghiệm thu PCCC!

Vụ cháy thương tâm sảy ra vào rạng sáng 23/3 tại chung cư Carina Plaza, Sài Gòn đã xảy ra khiến 13 người chết và hàng chục người bị thương. Vụ cháy này gây rúng động dư luận khi chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành tòa nhà đã có nhiều vi phạm trong công tác PCCC. Trước đó, cư dân đã phản ánh hàng loạt bất cập tại chung cư này, trong suốt thời gian dài nhưng chưa được giải quyết.

Vụ cháy thương tâm sảy ra vào rạng sáng 23/3 tại chung cư Carina Plaza là hồi chuông cảnh báo về công tác PCCC của nước ta hiện nay còn nhiều bất cập.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải chỉ tại TP.HCM mà cả Hà Nội, cũng đang có hàng vạn người đang sống trong các công trình chung cư chưa đủ điều kiện an toàn PCCC.

Theo thông tin từ Cảnh sát PC&CC TP. Hà Nội, tính đến ngày 10/01/2018, trên địa bàn Thủ đô còn 42/79 công trình chung cư cao tầng chưa thực hiện xong.

Qua công tác điều tra cơ bản, Cảnh sát PC&CC thành phố đã phát hiện 04 công trình chung cư cao tầng vi phạm các quy định về PCCC phát sinh mới, chưa được cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động.

Vì sao sai phạm về PCCC nhưng chủ đầu tư vẫn phớt lờ được và không bị đình chỉ?!

Trao đổi về thực trạng công tác PCCC hiện nay, luật sư Hà Huy Phong-Giám đốc điều hành Công ty luật INTECO cho rằng công tác PCCC còn có rất nhiều bất cập. Bởi những lý do sau:

“Thứ nhất: Công tác thi công, xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác PCCC còn rất yếu kém và không  tuân thủ theo các quy chuẩn thiết kế và quy định của pháp luật.

Mặc dù hàng tháng đều có lịch kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền, nhưng điều mà chúng ta dễ nhận thấy, là đến bất kỳ khu chung cư hoặc khu dân cư nào, cũng có thể nhìn thấy hệ thống PCCC không hoạt động hoặc thường xuyên xảy ra sự cố. Lúc không có cháy thì có hiện tượng báo cháy giả, lúc có cháy thật thì hệ thống báo động và phun nước lại không hoạt động.

Thứ hai: Ý thức về PCCC của một bộ phận dân cư vẫn còn chưa tốt. Ví dụ như, vẫn còn hiện tượng người dân tự ý chèn gạch đá vào hệ thống cửa chống cháy để tiện đi lại, hiện tượng đốt vàng mã hay sử dụng bếp củi trong nhà chung cư …..

Thứ ba: Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về PCCC vẫn còn nặng tính hình thức, chiếu lệ và thậm chí tồn tại nhiều tiêu cực. Ngay tại Hà Nội, dư luận đã lên tiếng rất nhiều về một số dự án khu chung cư không tuân thủ quy định pháp luật về PCCC, nhưng tình trạng hầu như không được khắc phục.

Theo quy định, định kì hàng tháng cơ quan cảnh sát về PCCC đều có trách nhiệm kiểm tra công tác PCCC, nhưng việc kiểm tra hầu như không có tác dụng vì sau khi kiểm tra, hệ thống PCCC ở các khu nhà bị kiểm tra vẫn giữ nguyên hiện trạng về yếu kém.

Luật sư Hà Huy Phong cho rằng mức phạt còn quá nhỏ và thiếu hiệu quả để xử lý hành vi vi phạm về PCCC, đặc biệt là tình trạng bao che đối với chủ đầu tư các khu chung cư.

Bàn về chế tài xử phạt đã đủ để tác động đến các chủ đầu tư chưa. Luật sư Phong thông tin rằng “Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng. Với mức phạt như vậy là quá nhỏ và thiếu hiệu quả để xử lý hành vi vi phạm về PCCC, đặc biệt còn tình trạng bao che đối với chủ đầu tư các khu chung cư.

Để đầu tư một hệ thống PCCC đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn thiết kế, cũng như để đảm bảo công tác vận hành một cách có hiệu quả, chủ đầu tư phải chi ra số tiền hàng chục tỷ đồng, và hàng trăm triệu đồng duy trì mỗi tháng.

Thế nên, các chủ đầu tư đều có tình phớt lờ các quy định và thậm chí chấp nhận bị xử phạt, kết hợp với đi cửa sau để né tránh việc đầu tư vào hệ thống PCCC.”

Có thể phạt tùlên tới 12 năm

Về mức phạt Luật quy định khi chưa  nghiệm thu PCCC mà đã đưa dân vào ở. Luật sư Phong cho biết:

“Theo quy định tại Điều 36, Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Hơn nữa, theo quy định tại Điều 313 Bộ Luật Hình sự 2017 thì mức phạt tù lên tới 12 năm có thể áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Cũng theo luật sư Phong, trách nhiệm đầu tiên vẫn phải thuộc về chủ đầu tư. Kèm theo biện pháp xử lý phạt hành chính bằng tiền, sẽ đi đôi với biện pháp khắc phục hậu quả là phải hoàn thiện PPCC để đạt nghiệm thu, nhưng chủ đầu tư đã không chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả.

Sau trách nhiệm của chủ đầu tư, nên xem xét đến trách nhiệm của chính cơ quan cảnh sát PPCC, đơn vị đã trực tiếp kiểm tra và chịu trách nhiệm quản lý địa bàn.

Rõ ràng là đã có hệ thống quy định pháp luật và các chế tài để xử lý, nhưng việc thực thi và áp dụng pháp luật không nghiệm, thậm chí có hiện tượng bao che nên chủ đầu tư mới dám phớt lờ quy định của pháp luật như vậy.

Với một vụ cháy chung cư, có phần trách nhiệm của rất nhiều bên liên quan, từ những người có hành vi vi phạm trực tiếp gây ra vụ cháy, của đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế, thi công và vận hành hệ thống PCCC, của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, của các cá nhân có liên quan làm trong tổ chức đó .

Xem xét trách nhiệm, thì phải căn cứ vào hành vi vi phạm quy định Nhà nước về PCCC, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nạn nhân, bao gồm trách nhiệm về mặt hành chính, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Mức chế tài xử phạt thì phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành  vi vi phạm và mức độ thiệt hại.

Các vụ cháy xảy ra trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư, ngoài ra còn có bên PCCC nếu để chỉ đầu tư đưa dân vào ở mà không mạnh tay xử lý.

Theo quy định tại Điều 8, Nghị định 79/2014/NĐ-CP về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư thì khu dân cư phải có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

“Vấn đề nằm ở chỗ, cho dù có bố trí nhân sự nhưng chất lượng không đảm bảo. Công tác tập huấn và đào tạo hời hợt, qua chuyện”.

Nhiều kết luận cho rằng lỗi quy hoạch, kết cấu hạ tầng cũng là một phần khiến việc cứu hộ khi có đám cháy xảy ra trở nên khó khăn, luật sư Phong cho rằng vi phạm này là có. Tuy nhiên, nó xảy ra đối với một số khu dân cư, khu chung cư chứ không phải trên toàn bộ hệ thống khu dân cư, khu chung cư mà chúng ta đề cập.

Đảm bảo công tác thanh kiểm tra, phạt hiện vi phạm một cách thường xuyên, liên tục, minh bạch là một trong những nhiệm vụ thời gian tới cần phải làm để hạn chế thương vong do cháy gây ra.

“Thời gian tới để hạn chế sự cố cháy chúng ta cần làm tốt những việc sau:

Thứ nhất: đảm bảo công tác thiết kế, thi công và vận hành hệ thống PCCC đáp ứng đầy đủ các điều kiện và quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ hai: đảm bảo công tác thanh kiểm tra, phạt hiện vi phạm một cách thường xuyên, liên tục, minh bạch. Bất kì sai phạm nào cũng cần bị xử lý một cách nghiêm minh. Xử lý các cán bộ cảnh sát PCCC có biểu hiện tiêu cực hoặc lơ là trong công việc.

Thứ ba: tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, hướng dẫn kĩ năng PCCC. Thường xuyên có các chương trình tuyên truyền để giáo dục người dân nâng cao và tang cường công tác PCCC.”- Luật sư Hà Huy Phong cho biết thêm.

Bạn đang đọc bài viết Luật sư Hà Huy Phong bày tỏ quan điểm về mức xử phạt vi phạm PCCC. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.