Thứ sáu, 29/03/2024 22:19 (GMT+7)

Đưa ra giá đền bù thấp, Khai Sơn City bị người dân phản đối

Mạnh Hoàng -  Thứ tư, 08/08/2018 09:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự án xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến Khu đô thị mới Thượng Thanh, quận Long Biên và dự án Khai Sơn City gặp nhiều trở ngại trong GPMB. Người dân phản ứng quyết liệt vì mập mờ chưa thỏa đáng

Được thực hiện theo Quyết định chủ trương đầu tư dự án số 1580/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt ngày 05/4/2016, dự án xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến Khu đô thị mới Thượng Thanh, quận Long Biên và xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến Khu đô thị mới Thượng Thanh, quận Long Biên và Khai Sơn City nhằm mục đích hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của cư dân trên địa bàn, đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên, tạo nên một môi trường sống lý tưởng nhằm phát triển toàn diện con người về mặt sức khỏe, trí tuệ, tuổi thọ và cuộc sống văn minh. Dự án này được giao cho Cty CP Khai Sơn làm chủ đầu tư.

Sơ đồ khái quát quy hoạch dự án xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh và dự án Khai Sơn City.

Mặc dù được cho là khá hứa hẹn đối với việc phát triển xã hội, nhưng thực tế, quá trình triển khai thi công của chủ đầu tư đến lúc này lại đang gặp phải nhiều phản ứng tiêu cực từ phía người dân.

 Theo đó, trong quy hoạch của dự án có bao gồm cả nghĩa trang Ngọc Thụy (Long Biên, TP.Hà Nội).

Các hộ dân ở đây cho biết, họ không muốn di rời phần đất tổ tiên của mình qua một nơi khác vì ngại đụng đến “phần âm”, lo sợ sẽ gặp nhiều vận rủi, gia đình làm ăn sẽ không được như ý muốn. Cộng thêm nữa là khi chuyển đi nơi khác sẽ gây bất tiện cho việc thờ cúng, đi lại.

Đã cắm biển phạm vi mộ phần di rời nhưng đang gặp phải sự phản đối của người dân.

Phản ứng gay gắt nhất có thể kể đến là để phản đối dự án, người dân đã tụ tập phản đối ngay trong UBND phường Ngọc Thụy, nhất quyết không cho đụng đến phần đất nơi ông cha đang yên nghỉ. Thêm nữa, vấn đề về tiền đền bù cũng bị cho là rất thấp, chỉ từ 1tr đến 2tr/m2 nhưng đến khi xây xong thì giá đất có thể sẽ lại tăng cao đột biến.

Trao đổi nhanh với phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, ông Nguyễn Quốc Văn, Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy cho biết: “Riêng về phần di chuyển nghĩa trang, mồ mả về mặt tâm linh vẫn phải được sự đồng ý của nhân dân, nhưng trong quy nghị định của thành phố thì tất cả nghĩa trang hiện tại đều phải di rời về nghĩa trang thành phố”.

Sơ đồ  khu vực nghĩa trang Ngọc Thụy

Hiện tại nghĩa trang Ngọc Thụy còn hơn 1000 ngôi mộ chưa được giải phóng do vướng mắc, ông Văn cho rằng đứng trên phương diện quy định của thành phố thì việc di dời các phần mộ là đúng. 

Tuy nhiên, điều này vẫn cần sự đồng thuận của người dân, “Nhân dân chưa thuận thì vẫn tiếp tục vẫn tiếp tục vận động tuyên truyền. Không cưỡng chế hay bắt buộc cách duy nhất hướng tới sự thành công là đồng lòng của dân đến khi nào có sự hợp lý và nhất trí cao mới giải phóng”, ông Văn nói.

Nằm trong vị trí cần GPMB cho dự án còn có các hộ dân thuộc tổ dân phố số 15 phường Thụy Phương, quận Long Biên. Được biết, chủ đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn do nhiều vướng mắc chưa hợp lý nên người dân kiên quyết không đồng ý về việ GPMB.

Các phần đất nông nghiệp đã được quây tôn và đang tiển khai xây dựng nhưng chậm chạp không thể triển khai mạch lạc do các hộ dân nằm trong khu vực giải phóng chưa đồng ý.

Ông Hoàng Phi Linh nhà số 5 ngõ 272 tổ số 15 phường Ngọc Thụy nói trong bức xúc: “Thông tin giải phóng đã được thông báo từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa rõ như thế nào, cứ lập là lập lờ”.

Cho rằng những thông  tin không được phổ biến một cách toàn diện đối với cả 10 hộ ở đây, cũng không có một cuộc họp nào mời đủ số hộ dân nằm trong diện giải phóng mà chỉ rải rác ở 2-3 hộ được mời, do đó các hộ dân tỏ ra không đồng tình.

“Cứ mập mà mập mờ như kiểu đánh du kích nhưng mà thất bại vì chúng tôi đã hứa với nhau chưa thỏa đáng chưa di rời”, ông Hoàng Phi Linh nói tiếp.

Ông Linh giãi bày thêm rằng, mặc dù ban quản lý đã có chỉ điểm khu đất được chuyển đến nhưng cũng ở một cách thể hiện chưa rõ ràng. Tại khu vực này, hạ tầng cũng chưa được hoàn thiện, điện, nước đều chưa có.

Các tuyến đường vẫn chưa hoàn thiện, vật liệu xây dựng để đã lâu cỏ cây mọc um tùm.

Với thêm phần tiền đền bù không thỏa đáng cũng được người dân chỉ ra khi chủ đầu tư đưa ra mức 9 triệu đồng/1m2, con số này dựa theo sổ đỏ thì rất thiệt thòi.

Theo ông Linh thì, nhà ông đang ở là miếng đất thờ tổ tiên rộng chừng 191m2 nhưng do vướng mắc trong nhiều chi tiết (cụ thể là nhà có 3 anh em nhưng chi có mình người anh đứng tên) mà khi chuyển đến nơi khác chỉ nhận được một mảnh 90m2. Như vậy là quá so lệch không thỏa đáng dẫn đến người dân kiên quyết không rời.

Về vấn đề này chủ tịch phường Thụy Văn cũng cho biết, tất cả đất nông nghiệp trong diện quy hoach đã giải quyết xong và đang đợi xây dựng. Nhưng vấn đề còn lại là các hộ dân tại đây vẫn chưa chịu di chuyển đến nơi tái định cư và đang tiếp tục giải quyết tiếp theo đúng quy định của pháp luật.

Vẫn còn rất nhiều thắc mắc từ người dân nơi đây, ngoài sự mập mờ họ còn cho rằng thiết kế, quy hoạch thiếu linh hoạt cho dân và không lắng nghe ý dân nghi ngờ có lợi ích nhóm

“Tại sao đất công còn rất là nhiều, con đường này không nhất quyết phải đi qua khu dân cư này, chỉ cần nắn ra ngoài đường kia là được sao cứ nhất quyết là cho đi qua đây. Đây là lợi ích nhóm đổi đất lấy hạ tầng. Họ chỉ trả cho anh dự tính 9tr/m2 thôi đẩy anh đi rất là xa nhưng khi dự án này hoàn thành lại bán lên gấp bao nhiêu lần thử hỏi như vậy có thỏa đáng”. Anh Nguyễn Ngọc Thanh nhà số 16 tổ 15 phường Ngọc Thụy giãi bày.

Anh Ngọc thông tin thêm, nếu con đường này dịch ra ngoài khu đất công một chút thôi thì vẫn rất thoải mái, tiện lợi cả đôi bên không ảnh hưởng đến các hộ dân tại đây, nhưng không hiểu tại sao không làm mà cứ phải cho chạy qua đây.

“Gia đình tôi ở đây, từ học hành của các cháu đến mọi thứ sinh hoạt, công ty đặt ở đây bây giờ chỉ cần một sự thay đổi thôi phải làm lại từ chứng minh thư, sổ hộ khẩu tất cả mọi thứ bỏ công bỏ việc, công ty không hoạt động được nữa, con cái phải chuyển trường rất là bất cập”, anh Ngọc chia sẻ.

Đồng thời, nếu chỉ được đền bù 9 tr/m2 thì người dân cũng khó biết tìm ở đâu để mua được một nơi có giá tương tự, nhất là các khu đất của Hà Nội. Thêm việc các hộ dân tại đây đều có điểm chung là mới nhận được thông báo thu hồi và làm các phương án kiểm đếm kê khai chứ chưa được dựng lên một phương án đền bù cụ thể như thế nào.

Do đó, những người dân ở đây quả quyết nếu những thông tin còn mập mờ như hiện tại thì nhất quyết không di dời dù thế nào đi nữa.

Sự bất cập, mập mờ của chưa thể có lời giải thỏa đáng nhất từ phía phường, chủ đầu tư dự án dẫn đến nhiều hệ lụy. Mất lòng dân không thể giải phóng mặt bằng khiến cho dự án ngày một chậm khó triển khai những phần quan trọng tiếp theo. Vật liệu xây dựng cát sỏi tràn lan không kiếm soát không những làm mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến giao thông, môi trường xung quanh tại đây.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Đưa ra giá đền bù thấp, Khai Sơn City bị người dân phản đối. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.

Tin mới