Thứ tư, 24/04/2024 19:26 (GMT+7)

Những lần người dân 'đổ máu' vì dự án bất động sản ở Sài Gòn

MTĐT -  Thứ hai, 05/03/2018 14:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tranh chấp quyền lợi trong chung cư, bất đồng khi giải phóng mặt bằng dự án dẫn đến những cuộc đụng độ giữa chủ đầu với người dân.

Một số cuộc đụng độ gây rúng động ghi có “yếu tố giang hồ” khiến người dân đổ máu. 

Không ít cuộc xô xát tại các dự án bất động sản dẫn đến đổ máu

Thuê giang hồ dằn mặt dân?

Ngày 27/2/2018, nhiều người dân sinh sống trong khu vực dự án Charmington Plaza (quận 5) đã bị một nhóm người lạ mặt dùng hung khí tấn công. Người dân cho rằng, nhóm người “lạ mặt” này được chủ đầu tư dự án thuê để gây sức ép với họ nhằm giải tỏa mặt bằng thực hiện dự án.

Theo phản ánh của người dân, vào thời điểm trên, một nhóm người mặc đồ công nhân đã đến khu vực dự án Charmington  (giao lộ Tản Đà – Võ Văn Kiệt – Hải Thượng Lãn Ông, quận 5) để yêu cầu một số người dân tạo điều kiện để giải tỏa mặt bằng. Tuy nhiên, người dân không đồng ý vì chưa thống nhất được mức giá bồi thường giải phóng mặt bằng với chủ đầu tư. Mặt khác, phương án tháo dỡ của nhóm “người lạ” đưa ra cũng không đảm bảo được an toàn nên không được chấp nhận. Sau đó, hai bên đã xảy ra xô xát với nhau.

Nhóm công nhân đã dùng ống sắt đã tấn công người dân khiến cho nhiều người bị thương tích. Người dân cũng đã dùng ghế nhựa, cây gỗ để phản kháng.

Người dân cho biết, nhóm người lạ tấn công họ có thể là giang hồ được chủ đầu tư thuê đến uy hiếm để buộc người dân sớm đồng ý giải tỏa mặt bằng.

Tuy nhiên, Công ty TNHH BĐS Hùng Anh Năm (đơn vị liên kết vớisacomreal) – chủ đầu tư dự án này đã lên tiếng phủ nhận thông tin trên.

Thực tế, những cuộc đụng độ giữa chủ đầu tư dự án bất động sản với người dân liên quan đến bóng dáng “giang hồ” đã từng gây rúng động trước đây.

Cuối năm 2015, cư dân sống tại chung cư 4S Riverside (Thủ Đức) đã một phen hú vía khi bị người lạ xông vào tấn công bất ngờ. Sự việc khiến nhiều nhân viên quản trị chung cư và người dân bị thương, rách đầu chảy máu phải nhập viện.

Theo lời kể của các nhân chứng, chiều 11/12 tại cổng sau chung cư 4S Riverside xuất hiện một nhóm côn đồ, trong đó có 6 người mặt mũi hung dữ ngang nhiên cắt rào xông vào đập phá. Khi người dân lên tiếng ngăn cản thì liền bị nhóm người này hành hung.

Được biết, nguyên dân dẫn đến cuộc xô xát là do những bất đồng kéo dài âm ỉ nhiều năm giữa chủ đầu tư với cư dân liên quan đến phần diện tích chung - riêng và quỹ bảo trì…

Tại chung cư Era Town (quận 7) cũng đã từng xảy ra cuộc xô xát giữa cư dân với nhóm người “lạ mặt” khiến nhiều người chảy máu. Theo đó, trong lúc hàng chục cư dân tuần hành yêu cầu chủ đầu tư chung cư Era Town sớm tổ chức hội nghị nhà chung cư thì bị một số người lạ đánh đập chảy máu. Các cư dân cho rằng, nhóm người lạ này từ bên ngoài vào hành hung cư dân, tuy nhiên phía chủ đầu tư lên tiếng bác bỏ.

Vì đâu nên nỗi?

Theo Tổng giám đốc một công ty Bất động sản, để phát triển dự án thì khâu đau đầu nhất với các chủ đầu tư chính là thương lượng, đền bù với người dân để giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, với những dự án có vị trí đắc địa ở các khu vực trung tâm thành phố thì công tác này càng khó khăn.

Thông thường, các cuộc thương lượng kéo dài dai dẳng do quan điểm của chủ đầu tư và người dân không thể dung hòa. Chủ đầu tư phải thương lượng đưa ra mức giá đền bù hợp lý nhất để có thể triển khai dự án. Người dân thì thường mang nặng tâm lý không tin tưởng chủ đầu tư, cho rằng chủ đầu tư ép giá. Do đó, họ thường đưa ra mức giá đòi hỏi quá cao so với thực tế chủ đầu tư không chấp nhận được.

Quá trình thương lượng này cứ kéo dài, người dân phải sống trong cảnh thiếu thốn, khổ sở, và ức chế tâm lý suốt nhiều năm. Trong khi, chủ đầu tư cũng chôn chân không thể thực hiện được dự án. Nhiều dự án, chỉ vì một hai hộ dân không đồng ý đền bù mà chủ đầu tư khốn đốn, thậm chí phải bỏ luôn dự án.

“Do đó, trong quá trình thương lượng thì chủ đầu tư và người dân cần đứng trên quan điểm của nhau để chia sẻ. Chủ đầu tư phải đưa ra mức giá phù hợp, đảm bảo cuộc sống cho người dân sau khi di dời. Người dân cũng chia sẻ với chủ đầu tư và đưa ra các yêu cầu hợp lý. Mặt khác, cũng cần có sự can thiệp của cơ quan chính quyền, tham gia hỗ trợ để người dân hiểu được vai trò của dự án và đồng ý di dời”, vị này chia sẻ.

Theo chuyên trang đầu tư bất động sản cafeland

Bạn đang đọc bài viết Những lần người dân 'đổ máu' vì dự án bất động sản ở Sài Gòn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.