Thứ sáu, 19/04/2024 16:01 (GMT+7)

Những ngôi làng bị “xóa sổ” sau lũ:Hệ lụy từ việc lấy đất làm dự án?

MTĐT -  Thứ năm, 29/11/2018 16:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hai cơn bão gần như cùng lúc ảnh hưởng đến tỉnh Khánh Hòa đã gây thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản.

Trong đó cơn bão số 8 đã cướp đi sinh mạng của 20 người, chủ yếu là dân nghèo, sống cạnh các sườn núi, chân núi.

Sau cơn bão, lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Khánh Hòa đang yêu cầu các địa phương, nhất là TP Nha Trang khẩn trương rà soát, kiểm đếm tất cả khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét có người dân sinh sống, báo cáo để có phương án đảm bảo an toàn, thậm chí di dời tái định cư.

Chiều 26/11, chúng tôi trở lại xã Phước Đồng. Tại nhà văn hóa thôn Thành Phát, vẫn còn những bàn thờ của các nạn nhân xấu số. Trước sân, rất nhiều người dân thẫn thờ đứng chờ các đoàn cứu trợ đến ủng hộ lương thực, quần áo. Mấy ngày qua, ứng phó với bão số 9, hàng trăm người dân ở thôn Thành Phát đã được sơ tán về các trường học, đơn vị quân đội để tránh sạt lở núi.

Chỉ sau 1 đêm, hàng trăm người dân trở thành tay trắng do sạt lở núi ở thôn Thành Đạt.

Đến chiều 26/11, các trường học thông báo bà con trả lại các lớp học để ngày mai trường tổ chức hoạt động dạy và học. Nhiều hộ dân có nhà bị sập chưa biết đi đâu về đâu. “Chúng tôi vì nghèo mới lên núi ở, chứ có tiền ra ngoài trung tâm mua đất rộng rãi. Xưa cũng có đất, nhưng sau đó chính quyền giải tỏa để nhường đất cho dự án. Tiền đền bù không đủ để xây nhà, nên bàn nhau bán đất kéo nhau lên núi mua đất rẻ hơn, số tiền còn lại mua vật liệu dựng nhà”, ông Trần Văn Thắng, thôn Thành Phát nói.

Chỉ sau một cơn mưa, toàn bộ xóm Núi gần như bị xóa sổ, hàng chục căn nhà giờ chỉ còn đống đất đá. Có một số người dân bắt đầu quay lại với ý định dựng lều để ở. “Cả gia đình sống ở đây gần 25 năm, giờ nhà không còn. Tôi đang tính thuê nhà chỗ khác, nhưng hiện khó khăn quá, phải chờ xem sao”, anh Khoa, có nhà bị sập cho hay.

Sát bên xóm Núi là xóm Mũi, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, nơi cũng có hàng chục ngôi nhà bị san phẳng trong trận mưa lũ ngày 18/11. Người dân nơi đây vẫn còn chưa tin được mình thoát chết trong trận sạt lở núi sáng hôm đó. “Nước ào ào xuống, nếu không nghe tiếng la hét, chắc cả nhà đã chết vùi trong đống đổ nát rồi”, chị Đinh Thị Mỹ Lộc, thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng nói. “Giờ nhà không còn, tài sản mất hết sắp tới không biết sống sao. Tôi sao cũng được, thương mấy đứa con nhỏ quá, sức chịu đựng của tụi nó có hạn”, chị Lộc khóc.

Do quản lý lỏng lẻo nên người dân khai hoang cạnh các chân núi để xây nhà khiến nguy cơ sạt lở vào mùa mưa rất cao.

Những người dân bị nạn trong cơn bão số 8 gần như là nghèo, sống nhờ vào biển, cuộc sống bấp bênh. Ông Nguyễn Sỹ Khánh, Phó Chủ tịch UBND TP Nha Trang cho biết: “Khu vực xóm Núi, thôn Thành Phát và xóm Mũi, thôn Thành Đạt đang được thành phố rà soát và sẽ đề xuất cơ chế hỗ trợ để ổn định cuộc sống người dân. Trước mắt chúng tôi ưu tiên hỗ trợ gạo cứu đói cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn bị thiệt hại do bão trong 3 tháng”. Nói về các hộ dân ở ven núi, ông Khánh thừa nhận đây là hậu quả của việc buông lỏng quản lý, mà đầu tiên là ở chính quyền cấp xã. “Nếu ta quản lý chặt và ngăn chặn từ đầu việc dân dời lên các sườn đồi, chân núi thì hậu quả không nặng nề như hôm nay”, ông Khánh nói.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết, tỉnh đã yêu cầu rà soát lại toàn bộ khu dân cư sống ven đồi, núi. “Đây là những khu vực thường xảy ra sạt lở và lũ quét. Người dân sống ở đây chủ yếu là người nghèo, vì vậy nguy cơ gặp nguy hiểm càng tăng lên. Sau khi rà soát xong, sẽ lên phương án tái định cư. Trước mắt sẽ ưu tiên cho việc di dời dân ra khỏi các sườn núi. Việc này làm ngay, nếu dân không đi, tỉnh sẽ cưỡng chế. Về lâu dài tỉnh sẽ tính phương án nhằm quản lý chặt hơn việc lấy đất của dân làm dự án, vì cái này vô hình trung đẩy những hộ khó khăn vào thế buộc phải lên núi khai hoang, làm nhà trái phép”, ông Tuân nói.

Về lâu dài tỉnh sẽ tính phương án nhằm quản lý chặt hơn việc lấy đất của dân làm dự án, vì cái này vô hình trung đẩy những hộ khó khăn vào thế buộc phải lên núi khai hoang, làm nhà trái phép.

(Ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa)

Theo báo Văn hóa

Bạn đang đọc bài viết Những ngôi làng bị “xóa sổ” sau lũ:Hệ lụy từ việc lấy đất làm dự án?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sản phẩm bất động sản nào đang được lòng giới đầu tư?
Vinhomes Ocean Park 2 - 'Quận Kinh đô' của Ocean City đang 'dậy sóng' mùa hè này, không chỉ bởi lực cộng hưởng từ tổ hợp biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất thế giới mà còn từ làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ từ nội đô để 'về phố, sống biển'.

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.