Thứ bảy, 20/04/2024 01:02 (GMT+7)

Sốt đất vùng ven Hà Nội: Cẩn thận để không ôm “trái đắng”

MTĐT -  Thứ tư, 10/04/2019 17:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thông tin Hà Nội xin cơ chế đặc thù đưa 4 huyện Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm, Thanh Trì lên quận vào năm 2020 dường như đang khiến đất vùng ven đô đang dấy lên cơn "sốt" chưa từng có.

Sau khi có thông tin Hà Nội xin cơ chế đặc thù đưa 4 huyện lên quận vào năm 2020, giá đất tại 4 huyện này sốt lên từng ngày. Được biết, cơn sốt đất bắt đầu từ cuối năm 2018 đến nay.

Theo TTXVN, tại một số khu vực, giá đất được đồn thổi tăng từ 20-30%, thậm chí có nơi tăng vọt 70-100%. Đơn cử, tại huyện Đông Anh, khu đô thị Nguyên Khê, đất được rao từ 28-30 triệu đồng/m2 trong khi cùng kỳ năm ngoái giá rao bán từ 15-17 triệu đồng/m2; đất tại xã Xuân Canh, giá bị đẩy từ 20 triệu đồng/m2 lên từ 35-40 triệu đồng/m2; đất khu Lễ Pháp, giá rao tăng từ 15-18 triệu đồng/m2 lên mức từ 30-35 triệu đồng/m2…

Giá đất tại Đông Anh bị đẩy lên hàng chục triệu đồng. Ảnh minh họa. 

Tại Gia Lâm, đất trên đường An Đào A, Đào Nguyên A, giá chào bán hiện tại môi giới đưa ra dao động từ 38-45 triệu đồng/m2, trong khi mức giá đầu năm 2018 từ 32-36 triệu đồng/m2. Đất mặt đường Kiêu Kỵ, giá rao bán từ 25-32 triệu đồng/m2, trong khi giá đầu năm dao động từ 20-23 triệu đồng/m2….

Đất phân lô Ngũ Hiệp, Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì) cũng được nhiều môi giới báo giá khủng, dao động từ 55-65 triệu đồng/m2 trong khi đầu năm 2018, giá đất chỉ dao động từ 30-40 triệu đồng/m2.

Tại Hoài Đức, đất mặt tiền quốc lộ thị trấn Trạm Trôi đang được chào giá từ 120-130 triệu đồng/m2 còn thời điểm cuối năm 2017, giá chào bán từ 80 - 110 triệu đồng/m2. Đất có vị trí đẹp tại các xã An Khánh, An Thượng được chào giá từ 30 - 37 triệu đồng/m2 trong khi thời điểm đầu năm ngoái, giá chỉ quanh quẩn từ 23 - 28 triệu đồng/m2…

Tăng, giảm bởi “cò”

Việc sốt giá đất tại một số khu vực huyện có định hướng lên quận ở Hà Nội tương tự câu chuyện ở Củ Chi, Hóc Môn ở TP. HCM. Việc giá bán tăng chủ yếu do “cò” hoặc nhà đầu tư đã có các dự án hoặc nguồn hàng hiện hữu ở đây.

Theo báo Tiền Phong, ông Trần Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội cho biết, giá đất tại Đông Anh có tăng, nhưng các giao dịch chủ yếu là do môi giới mua đi bán lại là chính.

Còn ông Nguyễn Xuân Lý, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức, Hà Nội cho rằng, tại huyện Hoài Đức đất trong dân cư hay còn gọi là thổ cư biến động ít. Thông tin đất Hoài Đức sốt giá là không  xảy ra, diễn biến các dự án ổn định, còn giá đất có tăng là do Hoài Đức đang định hướng phát triển đô thị.

Đánh giá về cơn sốt đất ven đô Hà Nội đang được đẩy lên, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, thông tin đề xuất nâng 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh lên quận đã gây chú ý bởi đây đều là những địa phương đang tập trung rất nhiều dự án lớn.

Riêng tại Hoài Đức, đề xuất còn được xem là "cứu tinh" cho nhiều dự án BĐS đang bị treo từ nhiều năm nay mà không thể triển khai. Không loại trừ, chính những nhà đầu tư đang "kẹt" tại đây nhờ "cò" thổi giá để đẩy hàng.

Sốt đất tại Hoài Đức. Ảnh: Internet.

Ông Đính cảnh báo giá trị đất đai luôn tăng theo giá trị đầu tư. Đi kèm với đất đai phải là cơ sở hạ tầng phù hợp mới nâng cao được giá trị của đất, chứ không phải từ một huyện lên thành quận là giá trị của đất đã tăng theo.

Hơn nữa, thị trường BĐS chỉ phát triển thực sự khi nào xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội chất lượng tốt. Do đó, những tin đồn thổi về giá đất có thể phá vỡ hệ thống quy hoạch, làm méo mó, hỗn loạn thị trường, không mang lại lợi ích cho cả địa phương, xã hội và thị trường.

Trước thực trạng giá đất bị thổi giá như hiện nay, các chuyên gia cảnh báo người mua nhà nên thận trọng với những giao dịch có giá cao bất thường. Bài học từ cơn sốt đất tại Ba Vì hơn 10 năm trước để lại hậu quả cho nhà đầu tư đến bây giờ vẫn còn "ôm nợ".

Để giảm thiểu rủi ro, các chuyên gia BĐS cảnh báo nhà đầu tư không nên chạy theo tin đồn, chạy theo những giá trị ảo, đầu tư phải dựa vào tiềm năng phát triển thực tế để tránh phải ôm "trái đắng". Nhà đầu tư cần xem xét kỹ quy hoạch hạ tầng, chú trọng tính pháp lý, quy hoạch phát triển toàn vùng trước khi mua, bán.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Sốt đất vùng ven Hà Nội: Cẩn thận để không ôm “trái đắng”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sản phẩm bất động sản nào đang được lòng giới đầu tư?
Vinhomes Ocean Park 2 - 'Quận Kinh đô' của Ocean City đang 'dậy sóng' mùa hè này, không chỉ bởi lực cộng hưởng từ tổ hợp biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất thế giới mà còn từ làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ từ nội đô để 'về phố, sống biển'.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...