Thứ năm, 25/04/2024 23:36 (GMT+7)

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 11/8/2019

MTĐT -  Chủ nhật, 11/08/2019 12:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 11/8/2019. Cập nhật Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 11/8/2019.

Chậm cấp "sổ đỏ" tại dự án Đầm Trung: Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng giải quyết trước 30/12

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ nhận được đơn kiến nghị của công dân tổ dân phố Văn Cao 3, phường Đằng Giang, Ngô Quyền, TP Hải Phòng có đơn kiến nghị về sự chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi mua nhà ở tại dự án Đầm Trung của Công ty CP Đầu tư TM Cửu Long (Công ty Cửu Long).

Như Báo DĐDN đã thông tin trước đó, Công ty Cửu Long được UBND TP Hải Phòng giao cho làm chủ dự án phát triển khu biệt thự tại Đầm Trung (phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền) từ năm 2003. Tuy nhiên, sau khi được bàn giao đất, Công ty Cửu Long đã không thực hiện đúng dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 276/QĐ-TTG ngày 30/3/2000. Doanh nghiệp đã phá vỡ quy hoạch, tự ý điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, tăng số lô đất từ 70 lô lên 132 lô và thực tế hiện nay là 148 lô. Tăng diện tích hơn 4.000 m2 đất ở, giảm diện tích cây xanh, đường giao thông.

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thu tiền bán nhà và tiền cấp quyền sử dụng đất của các hộ dân mua nhà ở tại dự án Đầm Trung, Công ty Cửu Long không nộp tiền cấp quyền sử dụng đất về ngân sách thành phố. Điều này khiến cho hồ sơ ách tắc, cơ quan chức năng không thể cấp bìa tổng cho dự án được. Dẫn đến hàng trăm hộ dân mặc dù mua nhà, vào ở hàng chục năm vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hàng trăm hộ dân mặc dù mua nhà, vào ở hàng chục năm vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo báo cáo của Cục thuế Hải Phòng, trước đây Hải Phòng mới tính toán tiền sử dụng đất đối với diện tích 25.499m2 đất ở, số tiền là hơn 34 tỷ đồng. Sau đó, chủ đầu tư đã nộp hơn 22 tỷ đồng, còn nợ hơn 12 tỷ đồng. Trong đó, chủ đầu tư đã xây dựng 1 đoạn đường nối Văn Cao – Lạch Tray dài 335m. Do chủ đầu tư không xuất trình giấy tờ nên các ngành ước tính khoảng 11 – 12 tỷ đồng. Như vậy, nếu tính giá năm 2017 thì sau khi đối trừ Công ty Cửu Long đã cơ bản hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nếu theo giá năm 2002 (chưa đối trừ) thì chủ đầu tư còn thiếu tiền sử dụng đất.

Với diện tích tăng thêm hơn 4.000m2, nếu tính theo giá tại thời điểm năm 2003 (thời điểm UBND TP Hải Phòng có quyết định phê duyệt tiền sử dụng đất của dự án với đơn giá 1.350.000 đồng/m2) thì diện tích 4.312m2 đất trên có giá trị gần 5,8 tỷ đồng. Còn nếu tính theo giá tại thời điểm hiện nay (tạm tính 16,8 triệu đồng/m2) thì diện tích đất trên có giá hơn 72 tỷ đồng.Như Báo DĐDN đã thông tin trước đó, Công ty Cửu Long được UBND TP Hải Phòng giao cho làm chủ dự án phát triển khu biệt thự tại Đầm Trung (phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền) từ năm 2003. Tuy nhiên, sau khi được bàn giao đất, Công ty Cửu Long đã không thực hiện đúng dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 276/QĐ-TTG ngày 30/3/2000. Doanh nghiệp đã phá vỡ quy hoạch, tự ý điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, tăng số lô đất từ 70 lô lên 132 lô và thực tế hiện nay là 148 lô. Tăng diện tích hơn 4.000 m2 đất ở, giảm diện tích cây xanh, đường giao thông.

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thu tiền bán nhà và tiền cấp quyền sử dụng đất của các hộ dân mua nhà ở tại dự án Đầm Trung, Công ty Cửu Long không nộp tiền cấp quyền sử dụng đất về ngân sách thành phố. Điều này khiến cho hồ sơ ách tắc, cơ quan chức năng không thể cấp bìa tổng cho dự án được. Dẫn đến hàng trăm hộ dân mặc dù mua nhà, vào ở hàng chục năm vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo báo cáo của Cục thuế Hải Phòng, trước đây Hải Phòng mới tính toán tiền sử dụng đất đối với diện tích 25.499m2 đất ở, số tiền là hơn 34 tỷ đồng. Sau đó, chủ đầu tư đã nộp hơn 22 tỷ đồng, còn nợ hơn 12 tỷ đồng. Trong đó, chủ đầu tư đã xây dựng 1 đoạn đường nối Văn Cao – Lạch Tray dài 335m. Do chủ đầu tư không xuất trình giấy tờ nên các ngành ước tính khoảng 11 – 12 tỷ đồng. Như vậy, nếu tính giá năm 2017 thì sau khi đối trừ Công ty Cửu Long đã cơ bản hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nếu theo giá năm 2002 (chưa đối trừ) thì chủ đầu tư còn thiếu tiền sử dụng đất.

Với diện tích tăng thêm hơn 4.000m2, nếu tính theo giá tại thời điểm năm 2003 (thời điểm UBND TP Hải Phòng có quyết định phê duyệt tiền sử dụng đất của dự án với đơn giá 1.350.000 đồng/m2) thì diện tích 4.312m2 đất trên có giá trị gần 5,8 tỷ đồng. Còn nếu tính theo giá tại thời điểm hiện nay (tạm tính 16,8 triệu đồng/m2) thì diện tích đất trên có giá hơn 72 tỷ đồng.

Đề nghị cho người dân tham gia đấu giá các căn hộ tái định cư tồn kho tại Thủ Thiêm

UBND TP.HCM đề nghị Sở Xây dựng TP.HCM nghiên cứu phương án có thể cho người dân tham gia đấu giá trực tiếp từng căn hộ tái định cư tồn kho tại Thủ Thiêm.

Ngày 11/8, thông tin từ UBND TP.HCM cho biết, đơn vị đã đề nghị Sở Xây dựng TP.HCM nghiên cứu phương án có thể cho người dân tham gia đấu giá trực tiếp từng căn hộ tái định cư tồn kho, chưa bố trí được dân vào ở trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, theo ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, vừa qua TP.HCM đã bán đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư tại Thủ Thiêm trong khu 38,4ha ở phường Bình Khánh (Quận 2, TP.HCM) nhưng không thành công vì không có đơn vị nào tham gia. Hiện nay các sở ngành đang tham mưu đấu giá lại với giá khởi điểm dự kiến 9.900 tỷ đồng.
Nếu trường hợp lần tới đấu giá không thành công, Sở Xây dựng TP.HCM cần nghiên cứu tham mưu cho lãnh đạo thành phố phương án để giải quyết số lượng căn hộ nói trên, vì để càng lâu càng xuống cấp; có thể cho người dân đấu giá từng căn hộ hay phương án như thế nào để tạo quỹ nhà cho cán bộ công chức qua hình thức đấu giá…

Về vấn đề này, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, UBND thành phố không thể để quá trình phát triển đô thị bế tắc vì TP.HCM có tiềm lực về tài chính, tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, nguồn nhân lực dồi dào.

Do đó, thời gian tới, Sở Xây dựng cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa các chương trình trọng điểm như chương trình nhà ở, chỉnh trang đô thị... để đảm bảo cuộc sống tốt nhất cho người dân.

Được biết, hiện hầu hết các phân khúc nhà ở đủ điều kiện huy động vốn, bán nhà hình thành trong tương lai đều giảm sâu so với cùng kỳ. Đây cũng là năm có tổng nguồn cung nhà ở thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Lý do là vướng Nghị định 99 quy định về “đất ở hợp pháp”, trong khi phần lớn dự án có nguồn gốc đất rất đa dạng, nhất là các dự án tại khu dân cư mới đều có nguồn gốc đất chưa phải là đất ở. Ngoài ra còn có nguyên nhân các thủ tục chồng chéo, chưa có quy định, hướng dẫn.

UBND TP.HCM đã đề nghị Sở Xây dựng TP.HCM nghiên cứu phương án có thể cho người dân tham gia đấu giá trực tiếp từng căn hộ tái định cư tồn kho tại Thủ Thiêm. (Ảnh: Thy Huệ).

Đề xuất cho phép lấy ý kiến cư dân chung cư bằng văn bản

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư về Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư để sửa đổi bổ sung một số quy định, trong đó cho phép lấy ý kiến cư dân bằng văn bản.

Dự thảo Thông tư Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư (dự thảo) đang lấy ý kiến có nhiều điểm bổ sung, thay thế. Trong đó, các nhà chung cư được áp dụng quy chế này là chung cư thương mại, chung cư xã hội, chung cư tái định cư, chung cư cũ và chung cư công vụ.

Dự thảo đề xuất hội nghị nhà chung cư lần đầu phải được tổ chức trong 12 tháng kể từ ngày đưa vào sử dụng, có tối thiểu 50% căn hộ đã được bàn giao. Điểm này thay đổi so với quy định hiện hành là phải có trên 75% số căn hộ được bàn giao tham dự.

 Dự thảo Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư có nhiều điểm sửa đổi bổ sung so với quy định hiện hành

Dự thảo cho phép lấy ý kiến cư dân bằng văn bản nhưng phải có chữ ký của người được lấy ý kiến. Khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin trong việc lấy ý kiến người không tham dự hội nghị nhà chung cư.

Trong 7 ngày, kể từ ngày tổ chức cuộc họp theo quy định mà không đủ 50% đại diện chủ nhà họp hoặc cho ý kiến bằng văn bản thì chủ đầu tư hoặc đại diện chủ sở hữu đề nghị UBND cấp phường tổ chức hội nghị nhà chung cư.

Dự thảo Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư quy định, việc công nhận ban quản trị nhà chung cư có thể do cấp phường ra quyết định nếu được UBND cấp quận ủy quyền. Đây là điểm mới so với quy định hiện hành là chỉ UBND cấp quận, huyện mới được công nhận ban quản trị nhà chung cư.

Dự thảo cũng quy định thù lao của thành viên ban quản trị nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp. Cụ thể, “hội nghị nhà chung cư có thể tham khảo mức lương tối thiểu vùng theo quy định của nhà nước để xem xét, quyết định về mức thù lao tương xứng với trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên ban quản trị trên cơ sở điều kiện cụ thể của từng tòa nhà, cụm nhà chung cư và từng địa phương, trừ trường hợp thành viên ban quản trị từ chối nhận thù lao”, dự thảo nêu.

Dự thảo quy định tòa nhà 1 khối thì tối thiểu có 3 thành viên ban quản trị, tòa nhà có nhiều khối nhà chung đế thì mỗi khối có tối thiểu 1 thành viên, cụm nhà chung cư thì tối thiểu có 6 thành viên. Ban quản trị gồm 1 trưởng ban, một số phó ban và các thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định. Theo quy định hiện hành, chỉ có 1 hoặc 2 phó ban.

Dự thảo cũng đưa ra nội dung quy định về “chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì của nhà chung cư từ 3 đến 5 thành viên đứng đồng chủ tài khoản trong đó có ít nhất 1 đại diện của chủ sở hữu khu căn hộ, 1 đại diện chủ sở hữu diện tích khác (nếu có), 1 đại diện chủ đầu tư (nếu có) và một số thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định. Kỳ hạn gửi tiền và việc đứng tên đồng chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì quy định tại khoản này được quy định trong quy chế thu, chi tài chính của ban quản trị nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư thông qua”.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 11/8/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.