Thứ năm, 25/04/2024 17:59 (GMT+7)

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 17/10/2019

MTĐT -  Thứ năm, 17/10/2019 11:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 17/10/2019. Cập nhật Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 17/10/2019.

Xây bệnh viện không phép - bị cưỡng chế

Liên quan đến vụ việc Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân An Sinh - Phúc Trường Minh (do ông Nguyễn Ngọc Long làm Tổng giám đốc) tổ chức thi công xây dựng dự án Bệnh viện đa khoa tư nhân An Sinh (Bệnh viện An Sinh) với quy mô “khủng” tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) mặc dù chưa có giấy phép mà Báo Đại đoàn kết đã phản ánh, UBND quận Nam Từ Liêm vừa ra quyết định cưỡng chế khắc phục hậu quả sai phạm đối với công trình này.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn kết, ông Hoàng Minh Hải- Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Nam Từ Liêm cho biết, hiện nay, chắc chắn dự án đã ngừng thi công vì đã có quyết định xử phạt hành chính. “Do bị áp lực về tiến độ, trong quá trình xin phép thì họ cũng đưa vật tư, máy móc vào chuẩn bị mặt bằng, có thể thi công, phía quận khi phát hiện thì có quyết định dừng thi công và xử phạt ngay…Bệnh viện An Sinh xin cấp phép xây dựng cũng là bước cuối cùng thôi.”, ông Hải lý giải.

Nói về trách nhiệm của các đơn vị liên quan, Trưởng phòng quản lý đô thị quận Nam Từ Liêm cho rằng, trách nhiệm quản lý đúng là thuộc trách nhiệm của Quận trên địa bàn, dưới có phường và Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị. UBND quận căn cứ vào các báo cáo của phường và Đội Quản lý trật tự xây dựng để kịp thời đưa ra những biện pháp ngăn chặn như xử phạt, có quyết định dừng thi công và sắp tới là có quyết định cưỡng chế.

Khi phóng viên thắc mắc vấn đề trách nhiệm chính về sai phạm sẽ thuộc về đơn vị quản lý nào trên địa bàn thì ông Hoàng Minh Hải cho rằng “trách nhiệm đầu tiên thuộc về UBND phường Phú Đô. Chúng tôi cũng xem xét, trong trường hợp này, chủ đầu tư cũng đang trong quá trình khắc phục hậu quả, trách nhiệm kiểm điểm sẽ có, nhưng hình thức sẽ khác nhau. Sau này, chúng tôi sẽ có kiểm điểm, xử lý đúng quy định”.

Dự án Bệnh viện An Sinh xây dựng khi chưa có giấy phép.

Mặt khác, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Nam Từ Liêm khẳng định, thực tế thì có kiểm tra, giám sát nhưng có thể chủ đầu tư vẫn cố tình, lén lút thực hiện thi công dự án vào ban đêm. Đến thời điểm hiện tại, quá thời hạn nộp giấy phép xây dựng, nhưng phía chủ đầu tư vẫn chưa cung cấp được giấy phép. Quận đã ra quyết định cưỡng chế đối với phần sai phạm của dự án Bệnh viện An Sinh và sẽ giao cho UBND phường Phú Đô xây dựng kế hoạch, biện pháp và sẽ tiến hành tổ chức cưỡng chế.

Theo Quyết định số 4093/QĐ-CCXP về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (do ông Nguyễn Huy Cường - Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm ký) yêu cầu chủ đầu tư là Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân An Sinh - Phúc Trường Minh phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do đã có hành vi vi phạm hành chính là tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng. Biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện là tháo dỡ phần công trình sai phạm. Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân An Sinh - Phúc Trường Minh chi trả.

Ngoài ra, chủ dự án phải hoàn trả toàn bộ kinh phí về việc tổ chức thực hiện cưỡng chế cho UBND phường Phú Đô là cơ quan thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. Thời gian thực hiện, theo kế hoạch của UBND phường Phú Đô. Quyết định trên được giao cho Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân An Sinh - Phúc Trường Minh là cá nhân vi phạm phải chấp hành.

Quận Nam Từ Liêm cũng yêu cầu, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận Quyết định cưỡng chế, chủ dự án phải có trách nhiệm thực hiện Quyết định. Nếu quá thời hạn, mà chủ dự án không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Nói về quy trình thực hiện cưỡng chế, ông Hoàng Minh Hải - Trưởng phòng quản lý đô thị quận Nam Từ Liêm cho biết, trong quá trình phường Phú Đô xây dựng kế hoạch cưỡng chế, nếu chủ đầu tư xuất trình được giấy phép xây dựng, Quận sẽ báo cáo với ngành chức năng về việc có tiếp tục tiến hành cưỡng chế khắc phục sai phạm nữa hay không.

VIDIFI ‘đòi’ tỉnh Hưng Yên trả tiền GPMB cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) vừa có văn bản gửi đến UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị hoàn trả vốn ứng xây dựng các khu tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Thông tin này được Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phóng cho biết mới đây.

Ông Phóng cho biết trước đề nghị của VIDIFI, tỉnh đã giao UBND huyện Ân Thi phối hợp với công ty để xác định số tiền còn dư sau khi quyết toán công trình từ tiền ứng xây dựng các khu tái định cư phục vụ công tác GPMB dự án trên địa bàn huyện.

Đồng thời, tỉnh sẽ hoàn trả VIDIFI số tiền còn lại theo quy định.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 105km, điểm đầu giao cắt với vành đai 3 (cách cầu Thanh Trì 1km về phía Bắc Ninh) thuộc phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội); điểm cuối dự án tại cảng Ðình Vũ (quận Hải An, TP. Hải Phòng); có tổng vốn đầu tư 45.487 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD) do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam đầu tư.

Năm 2007, dự án Quốc lộ 5 mãn tải, Thủ tướng quyết định đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Do ngân sách nhà nước khó khăn, dự án đã được triển khai đầu tư theo cơ chế thí điểm. Trong đó, phần vốn nhà nước tham gia vào dự án được trả dần bằng ngân sách và bằng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất ở các khu đô thị được hình thành sau khi xây dựng tuyến đường.

Cụ thể, đối với phần tham gia trực tiếp của nhà nước, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 4.069 tỷ đồng, VIDIFI vay Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) để chuyển toàn bộ cho các địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng từ năm 2008-2010.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Do không thể bố trí vốn ngay, nhà nước bố trí hoàn trả dần khoản tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, trả trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Các khoản vay nước ngoài (300 triệu USD) Chính phủ bảo lãnh cho VDB vay vốn và cho VIDIFI vay lại để thực hiện dự án. Nhà nước sẽ trả dần các khoản nợ gốc của các khoản vay trên khi đến hạn theo hợp đồng vay (thời gian từ 13-30 năm) và một phần vốn tham gia của nhà nước được bố trí từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các khu đô thị, khu công nghiệp được hình thành sau khi xây dựng tuyến đường (khoảng 5.200 tỷ đồng).

Tổng giám đốc VIDIFI cho biết tính từ thời điểm dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu triển khai đến nay đã hơn 10 năm nhưng các khoản nhà nước cam kết trả cho VIDIFI theo quyết định 746 của Thủ tướng vẫn chưa được thực hiện.

Do đó, VIDIFI vẫn đang phải tiếp tục vay VDB các khoản tham gia hỗ trợ của nhà nước theo cam kết với lãi suất bình quân 10%. Tính đến cuối 2018, chi phí lãi vay phát sinh thêm do các khoản hỗ trợ của nhà nước theo quyết định 746 chưa được thực hiện ước tính khoảng 800 tỷ đồng.

“Nếu tiếp tục chậm sẽ dẫn tới phá vỡ phương án tài chính của dự án, doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ phá sản, không tái cơ cấu được dự án” lãnh đạo VIDIFI nói.

Hà Nội sẽ đấu giá quyền khai thác địa điểm lắp đặt các trạm BTS

UBND thành phố Hà Nội thống nhất triển khai hình thức đấu giá quyền khai thác địa điểm lắp đặt các trạm thu phát sóng di động (BTS) thân thiện môi trường kết hợp điểm thông tin đa năng trên địa bàn.

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa cho biết, thành phố thống nhất triển khai hình thức đấu giá quyền khai thác địa điểm lắp đặt các trạm thu phát sóng di động (BTS) thân thiện môi trường kết hợp điểm thông tin đa năng trên địa bàn.

Là một sản phẩm sáng tạo mới được một số công ty viễn thông xây dựng trong những năm gần đây, việc các trạm thu phát sóng (BTS) thân thiện môi trường mọc lên ngày một nhiều cho thấy sự phát triển của ngành viễn thông và hứa hẹn làm thay đổi bộ mặt thủ đô.

Thay vì đặt các trạm BTS dựng trên nóc nhà, trong các khu vực đông dân làm xấu đi cảnh quan đô thị, chính quyền TP.Hà Nội đã đưa ra các cơ chế khuyến khích các nhà mạng đầu tư trạm thu phát sóng "xanh" có thiết kế hòa nhập với thiên nhiên, cảnh quan, có thể dùng chung và tích hợp nhiều loại hình dịch vụ công cộng khác.

Sắp đấu giá quyền khai thác địa điểm lắp đặt các trạm BTS thân thiện môi trường tại Hà Nội

Theo đánh giá của giới chuyên môn, trạm BTS thân thiện với môi trường của các công ty viễn thông hiện nay đều có kiến trúc đẹp, hài hòa. Đặc biệt, các trạm BTS này còn cho phép tối đa 3 nhà mạng dùng chung nhằm tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo cảnh quan đô thị.

Nếu việc dùng chung được tiến hành sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng hỗn loạn trạm BTS tại các đô thị lớn. Riêng với thủ đô Hà Nội, khi quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được triển khai đây sẽ là phương án tối ưu dành cho các nhà mạng.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện và các đơn vị rà soát lại danh mục 140 vị trí triển khai xây dựng trạm BTS thân thiện môi trường.

Sở Thông tin và Truyền thông cũng là đơn vị xây dựng các tiêu chí, quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và kiến trúc của trạm BTS thân thiện môi trường, xin ý kiến Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Quy hoạch - Kiến trúc; xây dựng phương án đấu giá quyền khai thác địa điểm lắp đặt các trạm BTS thân thiện môi trường kết hợp điểm thông tin đa năng trên địa bàn thành phố.

Phú Thọ sơ tuyển nhà đầu tư dự án khu nhà ở hơn 729 tỷ đồng

Bắt đầu từ ngày 21/10/2019, hồ sơ mời sơ tuyển nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu nhà ở đô thị Hùng Sơn sẽ được phát hành tại Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Thời gian phát hành sẽ kéo dài trong 1 tháng, đến ngày 21/11/2019. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thấu rộng rãi quốc tế. Tổng chi phí thực hiện Dự án là 729,232 tỷ đồng.

Dự án triển khai tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích sử dụng đất là 163.750 m2. Mục tiêu của Dự án là xây dựng khu nhà ở đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết đã được duyệt.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 17/10/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.