Thứ năm, 25/04/2024 20:13 (GMT+7)

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 19/1/2020

MTĐT -  Chủ nhật, 19/01/2020 11:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 19/1/2020. Cập nhật Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 19/1/2020.

Khánh Hòa lý giải việc dự án lấn biển Vịnh Nha Trang

Tháng 1/2020, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản báo cáo Thủ tướng kết quả thanh tra một số dự án gần khu vực Vịnh Nha Trang mà báo chí phản ánh tình trạng lấn biển trong thời gian qua.

Trong số những dự án tỉnh Khánh Hòa thanh tra có dự án Alipu Resort do Công ty TNHH Toàn Hưng Nha Trang làm chủ đầu tư và dự án Sao Mai Anh của Công ty TNHH Sao Mai Anh làm chủ đầu tư.

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, ngày 8/7/2015, Luật Tài nguyên, Môi trường Biển và Hải đảo có hiệu lực. Kể từ thời điểm Luật này được công bố, giữ nguyên hiện trạng, không được phép đầu tư, xây dựng mới công trình trong phạm vi 100m tính từ mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền đến khi hành lang bảo vệ bờ biển được thiết lập.

Tuy nhiên, Luật này cho phép xây dựng công trình theo dự án đầu tư đã được quyết định đầu tư hoặc xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trước thời điểm Luật có hiệu lực.

Trong đó dự án Sao Mai Anh được UBND Khánh Hòa cấp chứng nhận đầu tư từ 26/5/2015; còn dự án Alipu Resort được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng từ 7/5/2015.

Trong quá trình thi công, hai dự án này đã xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp. Vi phạm này đã bị xử phạt hành chính và chủ đầu tư đã chấp hành xong quyết định xử phạt, không tái phạm.

Vì thế Khánh Hòa yêu cầu cho phép chủ đầu tư được tiếp tục triển khai xây dựng hoàn thiện công trình theo giấy phép xây dựng được duyệt, yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh việc xây dựng hoàn thành công trình để đưa hai dự án vào hoạt động theo quy định.

Ngoài 2 dự án trên, nhiều tờ báo đã điểm tên hàng loạt dự án lấn biển ở Nha Trang, tiểu biểu như Dự án Champarama Resort & Spa (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang) do ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Khu du lịch Champarama, là chủ đầu tư, dự án Công viên Văn hóa, giải trí, thể thao Nha Trang Sao (lấn trái phép 2,3 ha ra Vịnh Nha Trang), dự án Trồng rừng, nuôi rong biển kết hợp du lịch sinh thái Đảo Hòn Rùa do Công ty TNHH Sinh thái Hòn Rùa làm chủ đầu tư...

Đồng Nai: Quy hoạch phân khu C1, D2 Biên Hòa với hơn 4.100 ha

UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 các phân khu C1, D2 theo quy hoạch chung thành phố Biên Hòa với tổng diện tích hơn 4.100 ha.

Theo nhiệm vụ quy hoạch, 2 phân khu C1, D2 có tổng diện tích khoảng 4.178 ha thuộc phường Tam Phước (không bao gồm Cù lao Phước Hưng) có ranh giới giới hạn như sau:

Phía Bắc giáp phân khu C3, D1 tại phường Phước Tân, Biên Hòa; Phía Nam giáp xã Tam An, xã An Phước, huyện Long Thành; Phía Đông giáp xã Giang Điền, xã An Viễn, huyện Trảng Bom; Phía Tây giáp phân khu C4 tại xã Long Hưng, phường Tam Phước (Cù lao Phước Hưng), Biên Hòa và sông Đồng Nai.

Phân khu C1 khoảng 1.922 ha, quy mô dân số khoảng 140.000 - 150.000 người. Phân khu C1 thuộc Khu đô thị phía Tây cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, phát triển đô thị, cảnh quan, môi trường và thích ứng biển đổi khí hậu, được đầu tư phát triển mới là chủ yếu, đáp ứng nhu cầu ở, các hoạt động thương mại, dịch vụ,... gồm các chức năng: trung tâm chính trị, văn hóa; trung tâm đào tạo, y tế cấp vùng; trung tâm công cộng thương mại dịch vụ đô thị; khu phát triển hỗn hợp; khu vực xây mới mật độ cao; khu vực xây mới mật độ thấp; khu vực cải tạo chỉnh trang đan xen với các khu vực cây xanh cảnh quan sông nước.

Phân khu C1 có các chỉ tiêu quy hoạch như sau: Đất xây dựng đô thị từ 110 – 130 m2/người: Đất khu dân dụng 60 - 80 m2/người; Đất ở < 50 m2/người; Cây xanh > 08 m2/người; Công trình công cộng > 3 m2/người; Giao thông > 15 m2/người.

Phân khu D2 khoảng 2.256 ha, quy mô dân số khoảng 120.000 - 130.000 người. Phân khu D2 thuộc Khu đô thị phía Đông cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được đầu tư phát triển mới là chủ yếu, đáp ứng nhu cầu nhà ở, các hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp và du lịch với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn chỉnh đồng bộ, gắn kết với các khu vực lân cận,... gồm các chức năng: trung tâm thể dục thể thao cấp vùng; trung tâm công cộng thương mại dịch vụ đô thị; khu phát triển hỗn hợp; khu công nghiệp; khu quân sự; khu vực cải tạo chỉnh trang; khu vực xây mới mật độ cao và khu cây xanh công viên tập trung.

Phân khu C1 có các chỉ tiêu quy hoạch như sau: Đất xây dựng đô thị từ 160 – 180 m2/người: Đất khu dân dụng 50 - 70 m2/người; Đất ở < 50 m2/người; Cây xanh > 08 m2/người; Công trình công cộng > 3 m2/người; Giao thông > 15 m2/người.

Nguồn tiền mới cho bất động sản năm 2020

Sau khi Thông tư số 22/2019 do Ngân hàng Nhà nước ban hành chính thức có hiệu lực, van tín dụng đổ vào bất động sản (BĐS) đã bắt đầu siết chặt từ đầu năm 2020. Do đó các doanh nghiệp buộc phải tìm vốn bằng nhiều cách để tiếp tục phát triển kinh doanh bền vững.

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư BĐS Việt An Hòa, gợi ý: “Để có thể thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư, các doanh nghiệp cần nỗ lực để uy tín và minh bạch hơn; tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu, chuyển đổi mô hình từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần và tiến tới niêm yết trên sàn. Ngoài ra, phát triển trái phiếu cũng là một giải pháp cần tính tới”.

Đáng chú ý, theo các chuyên gia phân tích, năm 2020 dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục chảy vào BĐS Việt Nam nhiều hơn năm qua. Ông Quang nhận định vốn ngoại vẫn lựa chọn thị trường Việt Nam vì còn nhiều tiềm năng và số người nước ngoài mua nhà tại đây ngày càng nhiều.

Một số doanh nghiệp đã thành công khi tìm kiếm cơ hội với vốn ngoại. Đơn cử như quỹ đầu tư Creed Group đến từ Nhật Bản được xem là “bà đỡ” của Công ty Đầu tư và Phát triển BĐS An Gia khi công ty này chuyển mình từ một đơn vị môi giới sang vai trò là chủ đầu tư trong năm năm qua. Ngoài Creed Group đầu tư 200 triệu USD với tỉ lệ sở hữu 21%, An Gia còn được nhiều quỹ đầu tư nước ngoài khác rót vốn hoặc đầu tư cho dự án như quỹ KIM (Hàn Quốc), Actis (Anh Quốc), Hoosiers (Nhật).

Ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc An Gia, cho biết nhà thầu hàng đầu là Coteccons Group cũng vừa góp vốn đầu tư vào các dự án của An Gia. Điều này giúp đảm bảo nghiêm ngặt chất lượng và tiến độ thi công các công trình của công ty.

Mỗi doanh nghiệp phải trải qua quá trình cơ bản là mua đất, xây dựng và bán hàng. Hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của dự án là vốn và đối tác thi công. Vì vậy An Gia đã từng bước hoàn thiện các yếu tố đòn bẩy với nguồn vốn từ Creed Group và đối tác thi công Coteccons phụ trách xây dựng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 19/1/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng