Thứ năm, 25/04/2024 09:20 (GMT+7)

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 8/2/2020

MTĐT -  Thứ bảy, 08/02/2020 09:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 8/2/2020. Cập nhật Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 8/2/2020.

Xây "siêu đô thị" gần 2.900 tỷ ở Lạng Sơn

Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát và Công ty TNHH Hà Sơn vừa trúng thầu dự án khu đô thị mới Mai Pha (Lạng Sơn), với quy mô gần 92ha và tổng mức đầu tư gần 2.900 tỷ đồng.

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị mới Mai Pha với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 2.900 tỷ đồng. Theo đó, nhà đầu tư trúng thầu là Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát và Công ty TNHH Hà Sơn.

Dự án sẽ được thực hiện tại thôn Khòn Khuyên và Pò Đứa (xã Mai Pha, TP Lạng Sơn), có tổng diện tích đất sử dụng 91,73ha, quy mô dân số 9.621 người. Tổng chi phí thực hiện dự án dự kiến là 2.894 tỷ đồng (không bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng), trong đó giá trị nộp ngân sách nhà nước là 20 tỷ đồng.

Dự án có phía Bắc giáp sông Kỳ Cùng; phía Nam giáp dự án Khu tái định cư và dân cư Nam thành phố và khu dân cư hiện tại; phía Đông giáp sông Kỳ Cùng và khu dân cư hiện tại; phía Tây giáp sông Kỳ Cùng và dự án khu tái định cư và dân cư Nam TP.

Mục tiêu của dự án là tạo quỹ đất phục vụ nhu cầu nhà ở, tái định cư cho các dự án trên địa bàn TP, hình thành khu đô thị mới hiện đại với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Trong đó, nhà ở liền kề 2.457 hộ, nhà ở biệt thự 264 hộ, nhà tái định cư 119 hộ, nhà ở xã hội 152 hộ thấp tầng theo kiểu chia lô và khoảng 2.100 căn hộ ở xã hội cao tầng.

UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu liên danh Hải Phát và Hà Sơn triển khai thực hiện dự án theo qui định tại hợp đồng, tuân thủ pháp luật về đầu tư, xây dựng, nhà ở và pháp luật khác có liên quan.

TP.HCM tính chuyển gần 400ha đất nhiễm phèn vùng ven để phát triển đô thị

UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch xây dựng TP.HCM đến năm 2025, trong đó có khu đất rộng 384,2ha tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn.

Đây là khu đất có chức năng đất dự trữ phát triển, cây xanh, thể dục thể thao. Theo UBND Thành phố, khu đất nói trên hiện đã bị nhiễm phèn, việc phát triển nông nghiệp không còn hiệu quả, do đó cần điều chỉnh quy hoạch thành chức năng dịch vụ đô thị kết hợp khu đô thị sinh thái.

Bên cạnh đó, khu đất 384,2ha tiếp giáp với các trục giao thông chính cấp đô thị, thuận lợi để phát triển các chức năng dịch vụ đô thị. Việc nghiên cứu, đề xuất chuyển đổi chức năng đô thị tại khu đất này nhằm khai thác quỹ đất, tăng hiệu quả sử dụng đất và thu hút phát triển đô thị là phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và chủ trương chuyển đổi quỹ đất nông nghiệp dự trữ sang quỹ đất công nghiệp và dịch vụ đô thị.

Về định hướng quy hoạch chung TP.HCM, khu vực Tây – Bắc của thành phố, gồm: Quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi và một phần huyện Bình Chánh sẽ là trung tâm đô thị mới với quy mô 6.000ha. Khu vực này đang được TP.HCM đầu tư phát triển theo quy hoạch để hình thành khu đô thị mới hoàn chỉnh nhằm kéo giãn dân, giảm áp lực hạ tầng và giao thông cho khu vực nội thành.

Trước đó, tháng 6/2018 Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho TP.HCM được chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và dịch vụ. Việc chuyển đổi này nhằm phục vụ phát triển cơ cấu kinh tế, xã hội của thành phố.

TP HCM chấn chỉnh quản lý nhà đất công sản

UBND TP HCM vừa giao Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đánh giá thực trạng, nguyên nhân xảy ra trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng nhà đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố, giai đoạn từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành; báo cáo kết quả trong quý 1/2020.

Thành phố cũng giao Sở Tư pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức thực thi công vụ trên các lĩnh vực nói chung, đặc biệt là lĩnh vực nhà đất công sản. Sở Tài chính phối hợp với Sở TN-MT thống kê toàn bộ nhà đất công sản đã được bán, giao đất, cho thuê không thông qua đấu giá trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2019 để xử lý, khắc phục những vi phạm.

Các đơn vị liên quan cần tăng cường ứng dụng công nghệ mới trong quản lý để tự rà soát, kiểm kê, chấn chỉnh các hạn chế, thiếu sót; đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà đất công sản; tăng cường các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, sử dụng nhà đất công sản.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 8/2/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành