Thứ năm, 25/04/2024 23:42 (GMT+7)

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 9/5/2019

MTĐT -  Thứ năm, 09/05/2019 10:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 9/5/2019. Cập nhật Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 9/5/2019.

124 dự án bất động sản hoạt động trở lại

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho biết trong hơn 2 năm qua, TP.HCM có hơn 150 dự án bị rà soát, thanh tra. Cho đến nay, 124 dự án, chiếm 78% số dự án bị rà soát đã được hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên, theo ông Châu, đến nay TP vẫn không bố danh sách những dự án này để dư luận được rõ.

Lãnh đạo một công ty bất động sản cũng băn khoăn, việc công bố danh sách 124 dự án quá chậm và không công khai tạo cho các doanh nghiệp có cảm giác như muốn có tên trong danh sách này phải “chạy” đua với nhau.

Trong khi đó, vấn đề này không quá nhạy cảm cũng không cần thiết phải bí mật như vậy. "Nên công khai để khách hàng, doanh nghiệp có tên trong doanh sách và các doanh nghiệp khác biết dự án nào được tháo, dự án nào chưa. Được tháo vì sao và chưa được tháo là vì sao để họ biết mà khắc phục"- vị này nói.

Giải thích về việc không công khai danh sách này, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết TP không công bố để tránh làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp (DN) và chỉ công khai đến DN, mời DN lên thông báo dự án trước đây khi thanh tra phải dừng lại, nay các sở ngành sẽ triển khai tiếp các thủ tục như đóng tiền sử dụng đất...

Mâu thuẫn về quỹ bảo trì chung cư bùng phát do quản lý chưa nghiêm

Tranh chấp quỹ bảo trì chung cư đang là vấn đề nóng tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM. Thời gian gần đây, hàng loạt những mâu thuẫn chung cư đã bùng nổ liên quan đến vần đề này.

Mới đây, Công ty CP Tập đoàn Đại Dương và Công ty CP Đầu tư thương mại VNECO Hà Nội, chủ đầu tư dự án chung cư Starcity, 81 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân đã bị cư dân căng băng rôn phản đối vì chậm bàn giao phí bảo trì. Hiện chủ đầu tư dự án này mới chỉ bàn giao 2,5/30 tỷ đồng quỹ bảo trì cho ban quản trị.

Nhiều chủ đầu tư khác cũng trong tình trạng "chây ỳ" bàn giao phí bảo trì nhà chung cư có thể kể đến như Công ty CP May Thăng Long, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư số 250 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Công ty Sản xuất thương mại BMM, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư BMM (quận Hà Đông, Hà Nội).

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến hết quý II/2018, trên phạm vi cả nước có 108 dự án xảy ra tranh chấp, khiếu nại giữa cư dân với chủ đầu tư, trong đó có tới 53 dự án tranh chấp liên quan đến kinh phí bảo trì.

Đáng chú ý, không chỉ những mâu thuẫn chung cư liên quan đến việc chủ đầu tư chiếm dụng, chậm bàn giao phí bảo trì cho cư dân, ngay cả những dự án chủ đầu tư đã bàn giao phí bảo trì cho ban quản trị cũng chưa hết tranh chấp. Trong nhiều trường hợp, ban quản trị đã tùy tiện sử dụng không đúng mục đích hoặc tư lợi cá nhân số tiền này khiến cư dân bức xúc.

Từ thực tế trên, nhiều ý kiến đã đề xuất việc nên bỏ quy định nộp phí bảo trì 2% khi mua nhà chung cư. Bởi số tiền quỹ bảo trì ở nhiều dự án rất lớn, có thể lên tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng là nguyên nhân dẫn đến nảy sinh những mâu thuẫn liên quan đến lợi ích.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, quỹ bảo trì là khoản tiền hết sức cần thiết đối với việc vận hành, quản lý nhà chung cư.

Hà Nội sẽ đối thoại với người dân xã Minh Tân về quản lý, sử dụng đất rừng

Liên quan đến đơn kiến nghị tập thể của một số hộ dân tại thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, Chủ tịch UBND TP giao Thanh tra Thành phố cùng Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn mời đối thoại, trả lời công dân, báo cáo Chủ tịch UBND TP.

Vừa qua, ngày 6/5, Văn phòng UBND TP đã có văn bản số 3923/VP-BTCD về việc xử lý đơn của ông Nguyễn Mạnh Hùng, ông Trần Ngọc Quang và một số công dân ở thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn. Trong đơn tập thể gửi Chủ tịch TP, người dân đề nghị tạm dừng Kế hoạch thực hiện cưỡng chế đối với các hộ dân ở thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn. Về việc này, Chủ tịch UBND TP giao Thanh tra Thành phố cùng Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn mời đối thoại, trả lời công dân, báo cáo Chủ tịch UBND TP.

Thị trường bất động sản tiếp tục khởi sắc

Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt kỷ lục trong vòng 4 năm trở lại đây. Riêng lĩnh vực bất động sản (BĐS), thu hút thêm 1,1 tỷ USD vốn đầu tư.

Trong 4 tháng đầu năm 2019, lĩnh vực hoạt động kinh doanh BĐS tiếp tục đứng thứ hai về thu hút đầu tư nước ngoài FDI (sau lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo), với tổng số vốn 1,1 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng số vốn đầu tư và tăng 36% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến thời điểm hiện tại, Hong Kong và Singapore là hai quốc gia - vùng lãnh thổ có đứng đầu về vốn đầu tư vào BĐS tại Việt Nam, tiếp theo là Hàn Quốc. Trong khi đó, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai địa phương đứng đầu về số lượng dự án và vốn đầu tư.

Theo Phó Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường Savills Việt Nam Đỗ Thị Thu Hằng, năm 2019 hứa hẹn sẽ là năm thị trường BĐS đón nguồn vốn ngoại chảy mạnh vào đầu tư. “Nhà đầu tư đang rất yên tâm khi đưa vốn vào Việt Nam, trước hết là sự ổn định về thể chế chính trị, tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao. Cùng với đó là việc chính quyền từ Trung ương đến các địa phương đang đẩy mạnh thu hút đầu tư để kiện toàn hệ thống hạ tầng đô thị, xây dựng đô thị xanh, đô thị thông minh... đây là cơ sở để các doanh nghiệp bắt tay khai thác thị trường đầy tiềm năng này” - bà Đỗ Thị Thu Hằng nói.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 9/5/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.