Thứ sáu, 19/04/2024 18:45 (GMT+7)

TP.HCM: Các giao dịch BĐS trên 300 triệu đồng phải báo cáo

MTĐT -  Thứ sáu, 30/08/2019 14:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các doanh nghiệp phải thực hiện việc nhận diện khách hàng, cập nhập thông tin khách hàng có dấu hiệu rửa tiền. Phải báo cáo các giao dịch đáng ngờ, các giao dịch có giá trị tiền mặt lớn...

Theo báo Người lao động, ngày 30/8, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đã gửi văn bản đến doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản (BĐS), môi giới BĐS trên địa bàn TP.HCM về các quy định trong công tác phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh BĐS.

Cụ thể, các doanh nghiệp phải thực hiện việc nhận diện khách hàng, cập nhập thông tin khách hàng có dấu hiệu rửa tiền. Phải báo cáo các giao dịch đáng ngờ, các giao dịch có giá trị tiền mặt lớn (trên 300 triệu đồng) gửi đến Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) và Cục phòng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Theo đó, Sở Xây dựng yêu cầu các đơn vị thực hiện công tác phòng chống rửa tiền; DN bất động sản ban hành và thực hiện quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố theo quy định pháp luật; lập và gửi báo cáo các giao dịch đáng ngờ; báo cáo các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn (từ 300 triệu đồng trở lên) về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), Cục Phòng, chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước).

Sở Xây dựng TP.HCM cũng đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đánh giá rủi ro tiền, tài trợ khủng bố tại chính tổ chức mình về các giao dịch bất động sản, kết quả gửi về Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng và Cục Phòng chống rửa tiền- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 15/9/2019 để thống kê, theo dõi phục vụ công tác thanh tra, giám sát.

Đối với Thanh tra Sở Xây dựng, lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và có báo cáo tổng hợp gửi về Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng.

Trước đó vào ngày 8/7/2019, Bộ Xây dựng đã có công văn 1590/BXD-QLN gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Bộ Xây dựng đề nghị các Sở Xây dựng yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động tại địa phương thực hiện công tác phòng chống rửa tiền theo quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền 2012, Nghị định 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ, Thông tư 35/2013/TT-NHNN ngày 11/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, 8 tháng năm 2019, thành phố có 28.465 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 456.007 tỷ đồng trong đó số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 7,3%. Tuy nhiên xét về vốn đăng ký, hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất (39,6%), tiếp theo là xây dựng chiếm 17,3%; bán buôn và bán lẻ.

Về phát triển doanh nghiệp nước ngoài (FDI), 8 tháng năm 2019 thành phố cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 816 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 754,07 triệu USD.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Các giao dịch BĐS trên 300 triệu đồng phải báo cáo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sản phẩm bất động sản nào đang được lòng giới đầu tư?
Vinhomes Ocean Park 2 - 'Quận Kinh đô' của Ocean City đang 'dậy sóng' mùa hè này, không chỉ bởi lực cộng hưởng từ tổ hợp biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất thế giới mà còn từ làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ từ nội đô để 'về phố, sống biển'.

Tin mới

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...