Thứ sáu, 26/04/2024 02:04 (GMT+7)

TP.HCM kiến nghị giải pháp 'giải cứu' thị trường BĐS

Đỗ Thuận -  Thứ tư, 08/04/2020 16:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo UBND Tp.HCM, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh BĐS luôn thấp hơn tăng trưởng chung của Thành phố.

Cần có những giải pháp tháo gỡ kịp thời cho lĩnh vực đầu tư kinh doanh BĐS

Trong đó, một trong những nguyên nhân chính là do các quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch chưa có sự thống nhất trong quá trình chuyển tiếp và ban hành; nhiều dự án trong quá trình kiểm tra, kiểm toán, điều tra rà soát thủ tục pháp lý. Nếu không có giải pháp tháo gỡ vướng mắc kịp thời sẽ giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước từ các hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS.

Do vậy, UBND Tp.HCM đã trình văn bản kiến nghị Thủ tướng giải quyết các vướng mắc trong thủ tục đầu tư xây dựng các dự án nhà ở trên địa bàn Tp.HCM.

Cụ thể, UBND Tp.HCM kiến nghị Chính phủ 2 giải pháp: đối với quỹ đất công có tổng diện tích dưới 1.000 m2 trong các dự án (đất xen cài giữa các thửa đất, mương, rạch...), kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho Tp.HCM giao chủ đầu tư để chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện theo quy hoạch.

Đối với quỹ đất có tổng diện tích đất công trên 1.000 m2, kiến nghị Thủ tướng cho Tp.HCM hoán đổi với chủ đầu tư để có quỹ đất tương đương, tập trung ngay tại dự án để chủ đầu tư bàn giao lại cho Nhà nước quản lý, sử dụng. Ngoài ra, UBND Tp.HCM kiến nghị Thủ tướng gỡ vướng đối với quy định phải có 100% đất ở hợp pháp mới được xem xét công nhận chủ đầu tư. Hiện toàn thành phố có khoảng 63 dự án đang vướng theo dạng này.

Báo cáo của UBND Tp.HCM cho biết, trong năm 2019 các doanh nghiệp BĐS gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, quy mô thị trường và nguồn cung sản phẩm BĐS sụt giảm. Hầu hết các doanh nghiệp BĐS giảm doanh thu và lợi nhuận. Nguồn thông tin của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng cho biết, năm 2019 cả nước có 598 doanh nghiệp BĐS đăng ký tạm dừng hoạt động, 686 doanh nghiệp BĐS giải thể (tăng 39,4% so với năm 2018).

“Nhìn chung, trong hai năm 2018 và 2019, tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh BĐS luôn thấp hơn tăng trưởng chung của toàn thành phố. Tỷ trọng của ngành kinh doanh BĐS trong tổng sản phẩm GRDP của Tp.HCM có chiều hướng giảm sút (từ 7,3% xuống 4,1%). Điều này kéo theo tăng trưởng của ngành xây dựng giảm”, văn bản nêu.

Năm 2019, UBND Tp.HCM chỉ chấp thuận đầu tư và công nhận chủ đầu tư 4 dự án nhà ở thương mại có đầy đủ pháp lý (giảm 24 dự án so với năm 2018); chấp thuận đầu tư 16 dự án nhà ở thương mại (giảm 64 dự án so với cùng kỳ năm 2018)…

Mới đây, Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) cũng có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số giải pháp hỗ trợ DN BĐS ứng phó và vượt qua khó khăn trước tác động của đại dịch COVID-19. Trong đó, HoREA đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về quy trình hành chính thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp (gồm đất ở, đất nông nghiệp…); xử lý phần đất do Nhà nước quản lý xen cài trong dự án nhà ở thương mại… để tạo điều kiện cho thị trường BĐS phục hồi.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM kiến nghị giải pháp 'giải cứu' thị trường BĐS. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.