Thứ tư, 24/04/2024 23:14 (GMT+7)

Vấn đề tiêu cực của 21 lô đất do người Trung Quốc sở hữu

MTĐT -  Thứ hai, 23/09/2019 10:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở TN&MT Đà Nẵng khẳng định không cấp gấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho bất kỳ cá nhân nào là người nước ngoài.

21 lô đất do người Trung sở hữu

Trang Zing.vn cho biết, tại buổi tiếp xúc của Đoàn Đại biểu Quốc hội Đà Nẵng ngày 19/9, cử tri bày tỏ bức xúc về tình trạng người Trung Quốc thâu tóm đất ven biển. 

Ông Ngô Minh Hồng (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang) cho rằng hiện tại, hoạt động của người nước ngoài tại Đà Nẵng rất phức tạp. Người dân đang lo lắng vì có thông tin người Trung Quốc núp bóng doanh nghiệp, mua đất ở khu vực ven biển quận Ngũ Hành Sơn.

Theo cử tri này, khoảng 5 năm trước mỗi lô đất ở ven biển Đà Nẵng chỉ có giá khoảng 200 đến 300 triệu đồng, nhưng nay thì tăng lên cả tỷ đồng.

Giá đất tăng khiến giới đầu cơ đổ xô đến địa phương mua đất, "lướt sóng" kiếm lời.

Theo cử tri này, một trong những nguyên nhân gây tình trạng sốt đất, là do người Trung Quốc rót tiền cho một số cá nhân người Việt đứng tên mua đất.

Cùng quan điểm, cử tri Lê Quang Huỳnh kiến nghị cơ quan chức năng cần có biện pháp để hạn chế những tác động tiêu cực từ những hoạt động của người nước ngoài.

“Chúng ta chỉ có 1 tỷ thì sẽ không mua được đất. Nhưng người Trung Quốc sẵn sàng chi ra 2-3 tỷ để thông qua người Việt mua đất hộ. Sau đó, họ bày ra các chiêu trò góp vốn làm ăn rồi sở hữu luôn các lô đất đắc địa ven biển”, cử tri Huỳnh lo lắng và đề nghị lãnh đạo Đà Nẵng cho biết đã có bao nhiêu lô đất ven biển lọt vào tay người Trung Quốc.

Trả lời cử tri, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng, cho biết dọc các khu đô thị ven biển thuộc khu vực sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn) có 246 lô đất. Trong số này có 21 trường hợp người Trung Quốc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ông Tô Văn Hùng phát biểu tại cuộc tiếp xúc của Đoàn Đại biểu Quốc hội Đà Nẵng.

Theo Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, trước đây các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận những lô đất này cho các tập thể, cá nhân là người Việt Nam.

"Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác làm ăn, người Trung Quốc góp vốn, đóng cổ phần nên họ được đứng tên”, ông Hùng nói và khẳng định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng pháp luật.

"Còn việc có hay không người Trung Quốc núp bóng doanh nghiệp, thâu tóm các lô đất thì trách nhiệm thuộc về cơ quan điều tra", ông Hùng trả lời cử tri.

Quản lý có vấn đề

Theo Đất Việt, chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển cho rằng việc nhà đầu tư Trung Quốc hay những nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, đầu tư vào lĩnh vực BĐS tại Việt Nam đều phải theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Cho tới nay, các quy định pháp luật hiện hành trong quản lý đất đai vẫn được xây dựng hướng tới một mục tiêu cao nhất là phải bảo đảm được quyền quản lý đất đai của nhà nước.

Theo đó, những người nước ngoài, bao gồm cả người Trung Quốc chỉ được thuê đất có thời hạn và trả tiền thuê một lần chứ không được sử hữu đất vĩnh viễn.

Người Trung Quốc góp vốn, sở hữu 21 lô đất ở Đà Nẵng.

Vấn đề tiếp theo của các cơ quan quản lý đất đai tại địa phương sau khi cấp giấy chứng nhận cho thuê đất phải giám sát, quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, sản xuất của nhà đầu tư có đúng với giấy phép được cấp hay không?

"Đã có nhiều vụ việc như vụ việc người Trung Quốc mở sào huyệt cờ bạc, công xưởng ma túy ở Hải Phòng, Kon Tum dưới "vỏ bọc" doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hay mượn danh khách du lịch nhưng lại tạo nên những “căn cứ bất khả xâm phạm” hoạt động phi pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

Đó mới là vấn đề đáng lo ngại. Để xảy ra tình trạng này là trách nhiệm của chính quyền địa phương đã buông lỏng quản lý, thực hiện không nghiêm, trách nhiệm này phải bị xử lý, không thể chối cãi", ông Hiển nói.

Còn về hiện tượng lách luật mượn danh người Việt để người nước ngoài có quyền sử dụng đất ở Việt Nam, ông Hiển cho rằng có thể xem xét tới yếu tố tiếp tay cho người Trung Quốc thâu tóm các khu đất ở trong nước.

Như vậy, chính những người Việt trong nước nếu giúp các nhà đầu tư nước ngoài lách luật để có quyền sở hữu đất sẽ là những người phải đối diện với rủi ro lớn nhất. Bởi pháp luật chỉ bảo vệ cho những người làm đúng quy định.

Trong trường hợp này, theo ông Hiển vẫn quay lại công tác quản lý đất đai ở địa phương. Ngoài việc tiếp tay từ phía nhà đầu tư Việt Nam thì rõ ràng đã có sự buông lỏng quản lý đất đai, quản lý dự án của các địa phương mới dẫn tới làm mất đất của nhà nước, phá vỡ quy hoạch, gây tác động tiêu cực, bất ổn cho phát triển của địa phương.

"Cùng với quản lý bị buông lỏng, cũng không loại trừ khả năng có lợi ích nhóm, có tiêu cực, bắt tay giữa những người làm công tác quản lý với các nhà đầu tư Trung Quốc.

Do đó, những nghi vấn về tiêu cực, nhận tiền để giúp nhà đầu tư Trung Quốc lách luật cũng cần phải được đặt ra, xem xét và xử lý nghiêm", ông Hiển nhận định.

Ứng Chi (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Vấn đề tiêu cực của 21 lô đất do người Trung Quốc sở hữu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành
Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.