Thứ sáu, 26/04/2024 03:08 (GMT+7)

Vụ sập công trình khiến 10 người chết: Công nhân không có đồ bảo hộ

MTĐT -  Thứ sáu, 15/05/2020 09:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Liên quan đến vụ sập tường công trình khiến 10 người tử vong ở KCN Giang Điền (Đồng Nai), theo các công nhân họ không được mặc đồ bảo hộ.

Hiện, Công an tỉnh Đồng Nai vẫn đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ sập tường khiến 10 người tử vong, 15 người bị thương trong KCN Giang Điền, huyện Trảng Bom.

Theo Đại tá Trần Tuấn Triệu - Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai tiết lộ, thời điểm xảy ra vụ việc có hơn 50 công nhân đang làm việc.

Cơ quan chức năng đã tiến hành lấy lời khai của những người thoát nạn, phục vụ công tác điều tra. Đáng nói, nhiều người thoát nạn cho biết hiện họ chưa có hợp đồng lao động, chưa được quán triệt về an toàn lao động, không có đồ bảo hộ đầy đủ. Vì vậy khi bức tường công trình đổ sập đã gây thương vong cao hơn.

Bên ngoài công trình có treo tấm biển "an toàn là trên hết". Ảnh: Zing.

Chia sẻ với Zing, anh Kim Sô Khôm (42 tuổi, Trà Vinh) cho biết: "Đồ bảo hộ không. Mũ bảo hộ không. Dây đai an toàn không dù công nhân phải leo cao làm việc. Công nhân vô công trình làm bình thường như làm nhà ở dưới quê vậy", anh Kim Sa Khôm kể.

Ngoài những lời dặn dò suông "phải chú ý an toàn" từ nhà thầu và tấm biển "an toàn là trên hết" ngoài công trình, vợ chồng anh Khôm và hàng chục công nhân ở đây không nhận được sự bảo hộ nào.

"Tôi cảm thấy nguyên nhân sập là do xây có 1 vách mà lên cao. Cao 10 m, dài 100 m mà không có đà ngang, đà dọc, không có gì cân bằng", anh Khôm nhận định và cho biết trước lúc tường sập, trời mát mẻ hơn những hôm trước, anh không thấy cơn lốc nào.

Hiện trường xảy ra vụ tai nạn lao động.

Trong khi đó, chia sẻ với VTCNews, bà Chương Thị Lan Thanh, bà làm ở công trình này được 2 tháng. Từ lúc mới làm đến khi xảy ra sự việc không hề có dấu hiệu nào cho thấy bức tường sẽ đổ hay không chắc chắn.

"Chúng tôi cứ đến xin việc rồi họ nhận vậy thôi, chẳng có bảo hộ hay bảo hiểm gì cả. Tiền thì 280.000 đồng/ngày, ăn uống mình tự túc, 2 tuần nhận tiền một lần", bà Thanh cho biết.

Theo bà Thanh, khi xảy ra sự cố, nhóm công nhân đang tô tường từ cao dần xuống đất. Thời điểm đó, bà Thanh đang chăm chú vào công việc phụ hồ, mặc dù thấy có gió rồi bụi nhưng bà không để ý. Vì theo bà, ngày nào cũng có những cơn gió như lúc xảy ra sự việc.

"Nếu biết trước có tai nạn là tôi chạy trốn rồi, đằng này không biết gì luôn. Bình thường làm việc ở đó tôi thấy an toàn lắm chứ, cứ nghĩ là như thường bữa giông gió vậy thôi", bà Thanh tâm sự.

Bà Thanh cho biết thêm, tổng số công nhân làm việc tại công trình rất đông, cả ở bên trong và bên ngoài bức tường. Những nạn nhân chết chủ yếu ở phía trong bức tường.

Trước đó, khoảng 15h chiều 14/5, tại công trình xây dựng của công ty CP AV Healthcare (Hàn Quốc) trong khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 10 người chết và 15 người bị thương.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Vụ sập công trình khiến 10 người chết: Công nhân không có đồ bảo hộ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.