Thứ năm, 25/04/2024 18:18 (GMT+7)

Xu hướng phát triển đô thị xanh tại Việt Nam: Câu chuyện ở Vĩnh Phúc

MTĐT -  Thứ năm, 11/04/2019 15:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, do đó việc xây dựng và phát triển các đô thị xanh là nhiệm vụ tất yếu, cần thiết để phát triển bền vững.

Phát triển đô thị xanh ở Vĩnh Phúc

Phát triển “đô thị xanh” đang trở thành trào lưu trên thế giới. Các nước đều phát triển đô thị xanh theo những tiêu chí chung của thế giới. Nhưng ở từng quốc gia, trong mỗi giai đoạn phát triển, tùy theo đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, điều kiện địa lý, hoàn cảnh lịch sử và truyền thống dân tộc lại có những quan điểm riêng của mình về “đô thị xanh”.

Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Việc xây dựng và phát triển các đô thị xanh là nhiệm vụ tất yếu, cần thiết để phát triển bền vững.
Tuy nước ta chưa có bộ tiêu chí quốc gia để đánh giá đô thị xanh, đô thị sinh thái nhưng một số tỉnh, thành phố trong quá trình đô thị hóa, từ khâu tư vấn thiết kế, lập quy hoạch… đều đưa ra yêu cầu phải đảm bảo các yếu tố của một đô thị xanh.

Ảnh minh họa.

Vĩnh Phúc là tỉnh đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, được Chính phủ phê duyệt đồng ý chấp thuận để xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong những năm tới. Tỉnh cũng đang quyết tâm xây dựng để trở thành đô thị xanh, phát triển bền vững.

Để tiến hành chủ trương trên, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng “Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Toàn tỉnh được chia thành 4 trung tâm kinh tế lớn.

Đối với quy hoạch khu vực I của thành phố Vĩnh Yên có các chức năng chính gồm: Trung tâm chính trị - hành chính, văn hóa, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ…

Quy hoạch khu đô thị trung tâm của thành phố Phúc Yên có tính chất gắn với chức năng chính trị - hành chính, giáo dục - đào tạo, khu công nghiệp.

Quy hoạch xây dựng vùng phía nam đô thị Vĩnh Phúc là các huyện đồng bằng thì được xây dựng với tính chất là vùng nông nghiệp – đô thị chất lượng cao, gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch văn hóa, du lịch nông thôn…

Quy hoạch xây dựng vùng phía tây đô thị Vĩnh Phúc được xác định với tính chất là trung tâm kinh tế tổng hợp.

Quy hoạch vùng phía bắc đô thị Vĩnh Phúc là vùng có đồi, rừng xen kẽ nên được xác định là vùng bảo tồn, bảo vệ rừng tự nhiên.

Cần phải có bộ tiêu chí quốc gia đánh giá đô thị xanh

Từ thực tiễn phát triển đô thị xanh ở nước ta, trên cơ sở kinh nghiệm tại Vĩnh Phúc cũng như các đô thị, thành phố khác nên chăng việc phát triển đô thị xanh cần phải tiến hành, triển khai theo các hướng cơ bản và có giải pháp cụ thể để đáp ứng được các tiêu chí chung trên thế giới hiện nay.

Thứ nhất, trong phạm vi Quốc gia, phải có bộ tiêu chí quốc gia để đánh giá đô thị xanh. Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về việc chấp hành các quy định, tiêu chuẩn khi phát triển xây dựng đô thị xanh và lợi ích mà đô thị xanh mang lại đối với xã hội.

Thứ ba, tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra theo định kỳ và đột xuất trong quá trình triển khai xây dựng phát triển đô thị xanh, để đảm bảo các giai đoạn khi triển khai phát triển đô thị xanh đều được thực hiện đúng quy định.

Hy vọng rằng trong quá trình phát triển các đô thị sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham khảo, rút kinh nghiệm để hoàn thiện và triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả hơn.

Bạn đang đọc bài viết Xu hướng phát triển đô thị xanh tại Việt Nam: Câu chuyện ở Vĩnh Phúc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MẠNH BÙI

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.