Thứ sáu, 26/04/2024 03:05 (GMT+7)

Bàn giao dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông cuối năm 2018 có khả thi?

Tuấn Anh -  Thứ ba, 06/03/2018 14:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông chỉ còn 5% khối lượng công việc nhưng theo Tổng thầu dự án Cát Linh – Hà Động cho rằng đều là những hạng mục phức tạp, khó khăn.

Sáng 6/3, đoàn công tác Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban cùng Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã đi thực địa kiểm tra dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Đoàn kiểm tra đã lên tàu kỹ thuật để vận hành thử từ ga Cát Linh đến depot Hà Đông.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông (áo trắng) đang báo cáo tiến độ dự án Cát Linh - Hà Đông.

Sẽ được khai thác cuối năm 2018

Theo ghi nhận, tại vị trí một số ga, các nhân viên vẫn đang thi công. Nhiều nhà ga còn dang dở, quây lưới để tiếp tục hoàn thiện.

Báo cáo về tiến độ của dự án, Phó Giám đốc ban QLDA đường sắt, ông Vũ Hồng Phương cho biết, khối lượng xây lắp của dự án đã hoàn thành 95%. Toàn bộ các trụ, dầm cầu trên cao, kết cấu và kiến trúc của 12 nhà ga, mặt bằng và kết cấu chính của 15/16 đơn thể kiến trúc khu Depot, đường ray tuyến chính… đã hoàn thành. Tổng số 13 toa tàu đã được chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam tập kết ở depot Yên Nghĩa.

“Ngoài ra, tổng 80% thiết bị đã được nhập về để lắp đặt, hoàn thiện các hạng mục cuối cùng. Nhà thầu đang hoàn thiện nốt hệ thống nhà ga để dự án có thể vận hành chạy thử vào tháng 9 năm nay”, ông Phương cho hay.

Tại một số nhà ga của dự án vẫn đang triển khai thi công.

Dự án Cát Linh – Hà Đông còn nhiều khó khăn để chạy tàu đúng tiến độ.

Đánh giá về dự án, Thứ trưởng bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, bộ GTVT sẽ chuyển giao dự án Cát Linh - Hà Đông cho TP. Hà Nội với tổng chiều dài dự án hơn 13 km, 12 ga và 1 depot đặt tại Yên Nghĩa. Depot này dự kiến sẽ dùng chung cho tuyến đường sắt đô thị kéo dài lên Xuân Mai. Về xây lắp cơ bản đã xong 95%. 5% còn lại chủ yếu là hoàn thiện các hạng mục.

Ông Đông khẳng định dự án sẽ được đưa vào khai thác vào cuối năm 2018 và tổng thầu phải bảo hành đến năm 2021. Việc vận hành chậm hơn thời gian Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng 11 tháng. Nguyên nhân do hiệp định bổ sung vốn bị chậm.

"Tiến độ dự án phụ thuộc vào tổng thầu. Đến nay, phần vốn đã lo xong, Bộ GTVT sẽ phối hợp với tổng thầu giải quyết các khó khăn còn lại", Thứ trưởng Đông nói.

Ông Dũng cho rằng, dự án đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, số còn lại không nhiều nhưng hầu hết là các hạng mục khó, mất nhiều thời gian. Bộ GTVT, UBND Hà Nội phải phối hợp tốt với tổng thầu để hoàn thành dự án đúng tiến độ đã đề ra.

Không còn khó khăn về vốn

Ông Đường Hồng, Giám đốc điều hành dự án (đại diện Tổng thầu Trung Quốc) khẳng định, dự án hiện nay không còn khó khăn về phần vốn.

Các hạng mục đấu nối thiết bị đang được gấp rút thực hiện để đảm bảo đến cuối năm nay sẽ bàn giao cho chủ đầu tư, điện 220V sẽ được nâng lên 750V để vận hành chạy tàu; nâng lên 400V để vận hành các trang thiết bị trong ga.

Dự án Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành được 95% khối lượng công việc.

Theo ghi nhận, tại vị trí một số ga, các nhân viên vẫn đang thi công. Nhiều nhà ga còn dang dở, quây lưới để tiếp tục hoàn thiện. Trên đường từ ga Cát Linh về depot Hà Đông, nhiều công nhân vẫn làm việc trên đường ray.

Trước đó, đại diện tổng thầu EPC, ông Đường Hồng, Giám đốc điều hành dự án (công ty Hữu hạn tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc) khẳng định, cơ bản hiện nay không có vướng mắc về thi công hiện trường.

Việc tổ chức sản xuất, mua sắm, lắp đặt thiết bị, hoàn thiện các hạng mục còn lại để đạt mục tiêu cuối năm 2018 đưa vào khai thác cũng không có vướng mắc. Hiện tổng thầu đã ứng 65 triệu USD vốn lưu động, vẫn còn thiếu nhà thầu Việt Nam 600 tỷ đồng.

Đại diện Tổng thầu Trung Quốc khẳng định, vốn của dự án đến nay không còn khó khăn. Bởi hiệp định vay vốn bổ sung đã có hiệu lực. Tuy nhiên, vị này cho rằng để đạt được mục tiêu hoàn thành, bàn giao cuối năm 2018 còn rất nhiều khó khăn. Khối lượng không nhiều nhưng còn phức tạp, ít đơn vị có thể thực hiện.

Ông Đường Hồng nói: “Các thầu phụ không muốn điều động nhiều nhân công thực hiện. Trong thời gian tới, chúng tôi phải tập trung trọng điểm các hạng mục còn lại để có thể bàn giao đúng tiến độ.

Về vấn đề vận hành, còn thiếu sự phối hợp giữa Tổng thầu và các đơn vị, cơ quan chức năng. Khi mất điện, đơn vị vận hành phải đi làm việc với đơn vị cung cấp điện chứ không có đơn vị nào đứng ra làm thay.

Tổng thầu Trung Quốc đề xuất nên nghiệm thu từng phần. Đồng thời, lo lắng nếu Bộ GTVT, Hà Nội không lập những ban chuyên trách thì dự án hoàn thành sẽ gặp khó khăn trong vận hành.

Ngoài ra, tổng thầu Trung Quốc lo lắng nếu Bộ GTVT, TP Hà Nội không lập các ban chuyên trách thì dự án khi hoàn thành sẽ gặp khó khăn trong vận hành.

Sau khi kiểm tra dự án, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường kết luận: “Dự án Cát Linh - Hà Đông được dư luận, cử tri hết sức quan tâm. Đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên có mặt tại Việt Nam nên chưa có kinh nghiệm. Trong khi đó, khối lượng công việc vô cùng lớn và phức tạp”.

Ông Dũng cho rằng dự án đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, số còn lại không nhiều nhưng hầu hết là các hạng mục khó, mất nhiều thời gian. Vì vậy, Bộ GTVT, UBND Hà Nội phải phối hợp tốt với Tổng thầu để hoàn thành dự án đúng tiến độ đã báo cáo.

Bạn đang đọc bài viết Bàn giao dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông cuối năm 2018 có khả thi?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.