Thứ sáu, 29/03/2024 17:27 (GMT+7)

Cần hơn 21.000 tỷ đồng cho giao thông đường thủy tại TP Hồ Chí Minh

MTĐT -  Thứ tư, 09/09/2020 11:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Sở GTVT, trong 30 năm tới TP.HCM cần hơn 21.000 tỉ đồng đầu tư nhằm phát huy lợi thế 110 tuyến sông, rạch với tổng chiều dài gần 1.000 km.

Sở GTVT TP vừa có báo cáo gửi Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cung cấp số liệu, dữ liệu phục vụ lập Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo tính toán, trong giai đoạn 2020-2050, TP.HCM sẽ cần hơn 21.000 tỷ đồng cho giao thông đường thủy. Cũng như, thành phố sẽ sử dụng khoảng 4.100 tỷ đồng đầu tư cho các dự án cảng, luồng tuyến.

Đặc biệt, vốn cho duy tu, bảo trì các tuyến đường thủy được tính khoảng 570 tỷ đồng mỗi năm, tức trong 30 năm cần 17.100 tỷ đồng.

Trong đó, thực hiện nạo vét luồng, nâng cấp các công trình vượt sông đạt cấp kỹ thuật, 3 tuyến kết nối khu Đông thành phố với khu cảng Cát Lái trên sông Đồng Nai, bốn tuyến từ nội thành kết nối đến cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) và tuyến vành đai trong, vành đai ngoài.

Tập trung phát triển cảng, bến thủy nội địa phục vụ vận tải hàng hóa, hành khách và du lịch. Hệ thống cảng, bến sẽ xây dựng theo quy hoạch, đồng thời hoàn chỉnh các cảng cạn ICD để tăng khả năng trung chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp, chế xuất đến khu cảng biển, xây dựng hoàn chỉnh bến tàu quốc tế tại Mũi Đèn Đỏ.

Theo tính toán, trong giai đoạn 2020-2050, TP.HCM sẽ cần hơn 21.000 tỷ đồng cho giao thông đường thủy. Cũng như, thành phố sẽ sử dụng khoảng 4.100 tỷ đồng đầu tư cho các dự án cảng, luồng tuyến. Ảnh: Internet

Ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết TP.HCM có thế mạnh về sông ngòi. Trong đó, 110 tuyến sông, kênh rạch có chức năng giao thông thủy bao gồm tuyến đường thủy nội địa và tuyến hàng hải (tổng chiều dài 975 km) cùng hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa trải khắp trên địa bàn TP. Vì vậy, việc tập trung đầu tư mới cũng như nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông đường thủy sẽ góp phần phát triển vận tải hàng hóa, hành khách và du lịch đường thủy.

Ngoài ra, mạng lưới đường thủy trên địa bàn TP xen kẽ và dày đặc trong nhiều khu vực nội và ngoại thành, hình thành các trục giao thông thủy kết nối từ trung tâm TP về các hướng đông, tây, nam, bắc ra ngoại vi và đi đến các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, hầu hết các tuyến giao thông thủy trọng điểm hiện nay đều bị vướng các công trình vượt sông với tĩnh không, khẩu độ không đảm bảo, ảnh hưởng đến quá trình khai thác vận tải thủy.

Cụ thể, trong 92 tuyến đường thủy nội địa có năm tuyến đường thủy nội địa quốc gia có tổng cộng 218 cầu. Trong đó, 102 cầu trên 66 tuyến không đảm bảo tĩnh không, khẩu độ theo quy hoạch. Từ năm 2009 đến nay có 48 cầu được cải tạo nâng cấp, song chủ yếu để giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ, chưa vì mục tiêu đầu tư đạt chuẩn cấp sông trên toàn tuyến.

Ông An cho rằng trong thời gian tới, ngoài nguồn vốn đầu tư hạ tầng đường thủy sử dụng vốn ngân sách nhà nước, cần phải có giải pháp huy động vốn. Đặc biệt là huy động nhiều nguồn vốn khác nhau, thực hiện nhiều phương thức, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư.

Các giải pháp cần huy động vốn và hỗ trợ vốn như sau: Xây dựng cơ chế sử dụng quỹ đất trên hành lang bờ sông, kênh rạch cho tổ chức, cá nhân thuê để xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khai thác hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hiện có để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 

Minh Vũ (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Cần hơn 21.000 tỷ đồng cho giao thông đường thủy tại TP Hồ Chí Minh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ