Thứ sáu, 29/03/2024 13:12 (GMT+7)

Đưa lao động công ích vào chế tài xử phạt người vi phạm giao thông?

Na Vũ -  Thứ sáu, 19/04/2019 10:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tăng gấp đôi mức xử phạt tối đa, tăng cường hình thức lao động công ích đối với người vi phạm khi tham gia giao thông đường bộ... là những đề xuất đang được nghiên cứu nhằm tăng tính răn đe.

Trong tình hình diễn biến tai nạn giao thông còn đang có nhiều vấn đề phức tạp, mức giảm TNGT chưa đạt yêu cầu, số người chết do tai nạn giao thông chỉ giảm 0,75 %, trong đó đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn về người và tài sản, tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ còn diễn ra phổ biến, một số hành vi chưa quy định chế tài xử phạt.

Nói về vấn đề này, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện cũng thừa nhận do các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đường bộ được sửa đổi bổ sung như các Nghị định về điều kiện kinh doanh đào tạo, sát hạch lái xe, đào tạo thẩm tra viên, thẩm tra an toàn giao thông; các thông tư về đào tạo sát hạch lái xe, quản lý bảo trì đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng… đặc biệt các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đường sắt đã thay đổi rất lớn nên một số hành vi vi phạm không còn phù hợp, một số hành vi vi phạm theo quy định các văn bản mới ban hành chưa có chế tài xử phạt.

Để cải thiện tình hình thông qua các nghiên cứu thực tế trong quá trình triển khai nghị định 46/2016, bà Hoàng Hồng Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết trong quá triển khai đã nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi. Dẫn chứng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện nay là 40 triệu đồng, mức phạt tối đa cần tăng lên đến 80 triệu đồng đối với cá nhân. Đồng thời điều chỉnh tỉ lệ % phạt tiền so với mức phạt tiền tối đa của các chức danh, tăng mức phạt với người sử dụng rượu bia, vi phạm trên đường cao tốc.

Đồng thời, bà Hạnh cũng đề xuất tăng thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi công vụ từ mức 500.000 đồng lên 1.000.000 đồng. Những đề xuất này theo vị Phó Vụ trưởng là do thực tế mức phạt tối đa đối với người tham gia giao thông đường bộ đang thấp hơn so với đường thủy, đường sắt.

Bà Hoàng Hồng Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Hình thức xử phạt bổ sung tước bằng lái từ 4-6 tháng hoặc 22-24 tháng như hiện nay là chưa đủ sức răn đe. Tuy nhiên, do luật xử lý vi phạm hành chính hiện nay quy định thời hạn tước bằng lái tối đa là 24 tháng. Vì vậy, muốn có hình thức tăng thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, có thể tước quyền sử dụng GPLX vĩnh viễn đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có mức độ, tính chất đặc biệt nguy hiểm, đảm bảo hiệu lực hiệu quả của quản lý nhà nước.

Bà Hạnh cũng đề nghị nghiên cứu quy định về việc tạm giữ tang vật phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính để đảm bảo tính khả thi trên thực tế và đặc biệt việc tạm giữ phương tiện tham gia giao thông để ngăn chặn những hành vi có thể gây nguy hiểm, mất an toàn giao thông cao; hoặc cho phép người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính được tạm giữ phương tiện để ngăn chặn hành vi vi phạm có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng trong xã hội. 

Ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế. (Ảnh minh họa).

Đồng thuận với những đề xuất tăng tính răn đe đối với người tham gia giao thông đường bộ, tránh tình trạng người vi phạm khỏi còn tâm lý phạm lỗi, nộp tiền là xong, ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề xuất thêm hình thức phạt lao động công ích, lưu số lần bị phạt để phạt lũy tiến hay buộc thi lại lý thuyết hoặc sát hạch lái xe với một số lỗi.

Ông Trần Hữu Minh Đồng cho rằng nên cập nhật lỗi vi phạm của tài xế, doanh nghiệp vận tải, nếu vi phạm nhiều lần thì lần sau tăng mức phạt cao hơn lần trước theo hình thức lũy tiến, tăng mức tiền mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự với chủ xe. Với hành vi sử dụng rượu bia, ma túy khi lái xe, cần xem xét mức phạt có sức răn đe hơn. Tăng mức phạt với doanh nghiệp, chủ xe có tài xế vi phạm.

Trong 2 năm thực hiện Nghị định 46, lực lượng Thanh tra Giao thông đã thực hiện 15.250 cuộc thanh tra; 198.540 cuộc kiểm tra. Qua đó phát hiện 246.144 vụ vi phạm, xử phạt số tiền hơn 513,6 tỷ đồng, tạm giữ 1.420 ô tô.

Lực lượng công an đã xử lý trong lĩnh vực đường bộ hơn 7,87 triệu trường hợp vi phạm, phát tiền hơn 4.618 tỷ đồng; tước hơn 589.738 giấy phép lái xe, tạm giữ hơn 939.116 phương tiện. Trong lĩnh vực đường sắt đã xử phạt hơn 2.928 trường hợp, phạt tiền hơn 1,6 tỷ đồng.

Bạn đang đọc bài viết Đưa lao động công ích vào chế tài xử phạt người vi phạm giao thông?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tin mới