Thứ sáu, 29/03/2024 15:54 (GMT+7)

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cảm thấy có lỗi với người dân vì nạn ùn tắc

N.Khánh -  Thứ ba, 19/03/2019 21:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Nhiều năm qua ngành giao thông coi ùn tắc như thảm họa. Thấy thảm họa mà không làm gì thì có lỗi với người dân và thế hệ mai sau" - ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội.

Theo ông Vũ Văn Viện, việc hạn chế phương tiện cá nhân, trong đó có xe máy và ô tô, đã được TP Hà Nội đề cập từ trước đây. UBND TP Hà Nội đã xây dựng Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2030” trình HĐND TP Hà Nội xem xét và ban hành Nghị quyết về Đề án vào kỳ họp thứ 4 năm 2017.

Hà Nội đang xây dựng lộ trình cấm xe máy hoạt động trong các tuyến phố nội thành.

Ông Vũ Văn Viện khẳng định, việc xây dựng Đề án hạn chế xe máy đảm bảo nguyên tắc: Tuyến và khu vực hạn chế hoạt động xe máy phải có hệ thống vận tải khách công cộng và các phương tiện giao thông thay thế đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân; tổ chức giao thông hợp lý, đáp ứng việc đi lại của người dân trong và ngoài khu vực hạn chế; đảm bảo kết nối giữa các loại hình phương tiện giao thông; mở rộng không gian và các tuyến phố đi bộ nhằm tạo thói quen đi bộ và kết hợp với việc hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.

Về lộ trình, trong năm 2019 - 2020, Hà Nội và Viện Chiến lược và phát triển giao thông (Bộ GTVT) nghiên cứu xây dựng Đề án trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, sẽ tổ chức công khai lộ trình thực hiện và triển khai các bước theo lộ trình.

“Với việc hạn chế xe máy, để dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030, thành phố sẽ có những giải pháp cụ thể, thực hiện từng bước, có lộ trình, chứ không phải "đùng một cái" đến năm 2030 cấm xe máy ra vào trung tâm thành phố. Hơn nữa, đây là chủ trương chung của Chính phủ, đã có chỉ đạo cụ thể, không phải Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tự triển khai”, ông Vũ Văn Viện cho biết.

Theo ông Viện, quá trình thảo luận hoàn thiện đề án các chuyên gia cũng cho rằng, lựa chọn phương tiện là quyền của mỗi người nhưng phải phù hợp với yêu cầu lợi ích chung chứ không phải cứ thích là đi được.

Trả lời câu hỏi về mang “bu gà có được mang lên xe bus hay không?” lãnh đạo ngành giao thông cho biết: “Nếu các bạn đi mua gà chẳng hạn, sẽ không đưa được lên phương tiện công cộng, nhưng có thể dùng phương tiện khác, ít tiền thì đi xe đạp, nhiều tiền thì đi taxi. Như vậy, không thiếu phương tiện để người dân lựa chọn!”.

Ông Viện chia sẻ, nhiều năm qua ngành giao thông coi ùn tắc như thảm họa. Thấy thảm họa mà không làm gì thì có lỗi với người dân và thế hệ mai sau. Do vậy, đề án quản lý phương tiện giao thông đường bộ TP Hà Nội đang hoàn thiện sẽ góp phần giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Ông Viện mong muốn sớm có lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân trong nội thành, công bố cho người dân góp ý, hoàn thiện trình TP thông qua.

Về nguyên tắc hạn chế phương tiện cá nhân trong nội thành, ông Viện cho biết, mấu chốt vấn đề vẫn phải có hạ tầng, đáp ứng được hệ thống giao thông công cộng.

Bạn đang đọc bài viết Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cảm thấy có lỗi với người dân vì nạn ùn tắc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.