Thứ năm, 25/04/2024 18:44 (GMT+7)

Hà Nội đang nghiên cứu tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt

MTĐT -  Thứ sáu, 07/02/2020 14:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiệp hội vận tải hành khách công cộng kiến nghị tổ chức hệ thống đường ưu tiên, đường dành riêng cho vận tải hành khách công cộng.

Trong văn bản mới nhất gửi Sở GTVT Hà Nội, Hiệp hội vận tải hành khách công cộng kiến nghị tổ chức hệ thống đường ưu tiên, đường dành riêng cho vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) và ban hành quy định, tiêu chuẩn diện tích, các tiện ích tối thiểu tại các điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, điểm dừng đỗ... Hiệp hội này cũng đề nghị đưa vào tiêu chí để phê duyệt các dự án xây dựng đô thị, khu chung cư, chợ, trường học, bệnh viện, công viên....

Sở GTVT cho biết, Thành phố đã lên kế hoạch thực hiện hàng loạt giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu tỉ lệ vận chuyển hành khách công cộng vào năm 2020 trong đó có việc nghiên cứu, tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến trục chính đủ điều kiện; Rà soát bố trí hợp lý các điểm dừng đỗ, điểm trung chuyển phục vụ kết nối giữa các loại hình VTHKCC, các điểm giao thông tĩnh với phương tiện giao thông cá nhân.

Đối với kiến nghị dành vỉa hè cho người đi bộ và tổ chức loại hình xe đạp thuê để người dân có thể tiếp cận xe buýt, Sở GTVT cho biết sẽ tiếp tục báo cáo Thành phố để chỉ đạo các Quận huyện, tăng cường kiểm tra đôn đốc đảm bảo TTATGT, trật tự công cộng lòng đường hè phố được cải thiện hơn.

Về việc khôi phục ngay điểm trung chuyển cầu Giấy ngay khi tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội khai thác giai đoạn 1 từ Nhổn đến Cầu Giấy, theo Sở GTVT Hà Nội, trong khuôn khổ của dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, nhà ga cầu Giấy được thiết kế vận hành là nhà ga trung chuyển hành khách đa phương thức giữa đường sắt đô thị và xe buýt.

Thành phố đang chỉ đạo triển khai Dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ thực hiện việc xây dựng các điểm tiếp cận, đảm bảo tích hợp giao thông vận tải công cộng cho 12 nhà ga, trong đó có 4 ga trung chuyển (Cầu Giấy, Kim Mã, Cát Linh và ga Hà Nội).

Về kiến nghị đẩy nhanh tiến độ triển khai vé điện tử trên hệ thống VTHKCC và triển khai hệ thống vé liên thông các loại hình vận tải để người dân tham gia giao thông công cộng được thuận tiện, nhanh chóng, theo Sở GTVT, Thành phố đã có chủ trương và chỉ đạo phát triển hệ thống này.

Hà Nội hiện chỉ có một tuyến đường dành riêng cho xe buýt thường, bắt đầu từ điểm trung chuyển xe buýt Long Biên đến nút giao cắt Thanh Niên - Nghi Tàm - Yên Phụ. Tuyến đường dài 1,3 km, đưa vào sử dụng năm 2014.

Trước đó năm 2008, làn đường đầu tiên dành cho xe buýt ở Hà Nội được khai trương trên tuyến đường Nguyễn Trãi - Trần Phú (đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Trắng). Tuy nhiên sau đó để phục vụ thi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, làn đường dành riêng cho xe buýt bị xoá bỏ.

Ngoài ra, cuối năm 2016, Hà Nội khai trương tuyến khai buýt nhanh (Bus Rapid Transit - BRT) Kim Mã - Yên Nghĩa với quãng đường khoảng 14,7 km từ Kim Mã xuống Yên Nghĩa với làn đường ưu tiên. Tuy nhiên, tuyến BRT này cũng có nhiều đoạn BRT đi chung với các phương tiện giao thông khác.

Tuyến BRT số hai Kim Mã - Hoà Lạc được lên kế hoạch mở vào năm 2017 sau đó được thay thế bằng xe buýt thường.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội đang nghiên cứu tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.