Thứ sáu, 19/04/2024 21:47 (GMT+7)

Hà Nội: Người dân lo lắng khi 'cần câu cơm' bị đề xuất cấm

Hương Thơm -  Thứ năm, 14/03/2019 08:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thí điểm cấm xe máy trên 2 tuyến đường Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi - ý kiến này nhanh chóng vấp phải nhiều phản hồi trái chiều từ phía người dân.

Tại buổi làm việc của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) với Bí thư Thành ủy Hà Nội diễn ra vào ngày 9/3 vừa qua, nhiều giải pháp kiểm soát phương tiện cá nhân ở Hà Nội đã được đưa ra. Trong đó, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT cho biết Sở GTVT đang nghiên cứu trình lãnh đạo UBND, HĐND thành phố đề án xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2030.

Ông Viện cũng cho biết tuyến đường Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi có thể được chọn để thí điểm hạn chế xe máy. Ở hai tuyến đường này, người dân có thể sử dụng hệ thống xe buýt, trong đó có buýt nhanh BRT 01 và đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông để di chuyển.

Tuyến đường Nguyễn Trãi có thể được chọn để thí điểm hạn chế xe máy. Người dân có thể sử dụng đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và xe buýt để di chuyển.

Tuy nhiên, đề án này nhanh chóng nhận được nhiều ý kiến phản hồi trái chiều từ phía người dân, đặc biệt là những người dân sống dọc tuyến đường Nguyễn Trãi và Lê Văn Lương.

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam Điện tử, người dân ở hai tuyến phố này cho rằng đây là đề án khó có thể thực hiện được, tính khả thi không cao vì người dân chủ yếu di chuyển bằng xe máy. Hạn chế xe máy sẽ gây bất tiện cho việc mưu sinh của người dân.

"Cấm đường Nguyễn Trãi thì nhà tôi ở đây, xe máy trong ngõ biết di chuyển thế nào. Tuyến đường này dân cư ở Hà Đông đi làm chật đường, dân chỉ có đi xe máy là nhiều, giờ cấm thế này người ta rẽ vào ngõ sâu biết đi lại thế nào?" - ông Trịnh Quang, một người dân trên tuyến đường Nguyễn Trãi lo lắng.

Cũng bày tỏ quan ngại về việc rất nhiều người làm nghề giao hàng vào sâu trong ngõ, họ cần di chuyển bằng xe máy. "Giao hàng phải đi xe máy chứ giao hàng bằng xe ô tô sao vào được ngõ ngách hàng mấy trăm mét?", ý kiến chung của nhiều người đang sống bằng các nghề chở khách, giao -  nhận hàng bằng xe máy. Những người này đều tỏ ra hoang mang khi 'cần câu cơm' bị đề xuất cấm.

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, chị Nguyễn Diệu Linh, nhân viên văn phòng sống tại ngõ Chính Kinh, Nguyễn Trãi cũng chia sẻ về những bất cập, thiếu và yếu trong hệ thống hạ tầng tại Hà Nội: "Tôi cảm thấy hoang mang, lo lắng. Bởi phương tiện di chuyển chính của tôi là xe máy, công ty thì lại ở trong ngõ ngách. Phương tiện công cộng thì không thuận tiện lắm".

Trên tuyến đường Lê Văn Lương, nhiều người làm nghề giao hàng và xe ôm Grab đang di chuyển.

Khảo sát tại tuyến phố Lê Văn Lương, nhiều người dân cũng cho rằng đề án này chỉ thực hiện được khi cơ sở hạ tầng giao thông hoàn thiện toàn bộ và đáp ứng được nhu cầu di chuyển của dân, nếu không sẽ rất bất cập.

"Nếu cấm xe máy, Hà Nội có đáp ứng được nhu cầu phương tiện công cộng cho người dân đi lại hay không? Chưa kể cấm xe máy thì nhiều người thất nghiệp ngay", ông Nguyễn Văn Lâm - Bảo vệ tại siêu thị Vinmart ngõ 21 Lê Văn Lương chia sẻ.

Ông cũng bày tỏ quan ngại rằng cuộc sống của nhiều người còn khó khăn, nghề của họ là phải di chuyển bằng xe máy, đề án này đưa ra có thể gây bất lợi cho những người như vậy.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Người dân lo lắng khi 'cần câu cơm' bị đề xuất cấm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...