Thứ sáu, 19/04/2024 20:37 (GMT+7)

Hà Nội phân làn riêng xe công cộng: Cần phải có lộ trình

Lam Vy -  Thứ bảy, 08/02/2020 14:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

TS Thủy cho biết: "Cần phải có lộ trình, trước hết làm những tuyến đường mà lưu lượng tham gia cao và những tuyến đó có diện tích mặt đường đủ lớn để phân làn riêng cho xe công cộng."

Hiệp hội vận tải hành khách công cộng mới đây đã gửi Sở GTVT Hà Nội, kiến nghị tổ chức hệ thống đường ưu tiên, đường dành riêng cho vận tải hành khách công cộng và ban hành quy định, tiêu chuẩn diện tích, các tiện ích tối thiểu tại các điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, điểm dừng đỗ... 

 Cần phải có lộ trình và phù hợp với thực tiễn

Sở GTVT Hà Nội cho biết, TP Hà Nội đã lên kế hoạch thực hiện hàng loạt giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu tỉ lệ vận chuyển hành khách công cộng vào năm 2020 trong đó có việc nghiên cứu, tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến trục chính đủ điều kiện; Rà soát bố trí hợp lý các điểm dừng đỗ, điểm trung chuyển phục vụ kết nối giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng, các điểm giao thông tĩnh với phương tiện giao thông cá nhân.

Để tìm hiểu rõ hơn với phương án đưa ra liệu có khả thi hay không và cần phải thực hiện như thế nào mới mang lại hiệu quả, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc trao đổi nhanh với TS. Nguyễn Xuân Thủy – Chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực giao thông đô thị tại Hà Nội.

TS. Nguyễn Xuân Thủy cho biết: “Chủ trương xây dựng đường ưu tiên riêng cho các phương tiện công cộng, theo tôi đó cũng là một chủ trương đúng, nếu các phương tiện công cộng đáp ứng được nhu cầu của người dân, lượng người tham gia lớn, mật độ cao, chiếm tỷ lệ đi phải từ 60-70% trở lên thì mới mở tuyến đường ưu tiên đó.

Còn nếu tuyến nào mà khách đi thưa như hiện nay hoặc chạy không đều, không đúng giờ thì chưa nên mở”.

TS. Nguyễn Xuân Thủy – Chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực giao thông đô thị tại Hà Nội.

Ông Thủy chia sẻ thêm nếu thực hiện thì cần phải có lộ trình, trước hết làm những tuyến đường mà lưu lượng tham gia cao và những tuyến đó có diện tích mặt đường đủ lớn để phân làn riêng cho xe công cộng.

Đối với các phương tiện công cộng, điều kiện cần bây giờ đó là phải chạy đều, chạy đúng giờ, thu hút được nhiều người tham gia. Đồng thời, các thiết bị của các phương tiện công cộng cũng cần phải đầy đủ, xe phải mới, chất lượng tốt, người lái xe và phụ xe phải có thái độ phục vụ tốt. Các trạm đỗ cần phải có mái che phục vụ tốt cho người đi lại.

Nếu tốt nữa thì trên các trạm đỗ xe thì nên ghi các nút giờ, điểm giờ xe tới,… như vậy sẽ thu hút được người dân đi và sẽ không gây lãng phí mặt đường dành riêng cho các phương tiện công cộng.

Làn xe bus nhanh BRT hoạt động trong thời gian qua chưa đem lại hiệu quả cao như mong đợi.

Theo TS. Thủy: “Nếu chúng ta không có các điều kiện trên mà chúng ta cứ làm ồ ạt, với ưu tiên cho các phương tiện công cộng, trong khi đó, lượng xe chạy ít, người tham gia ít, không thu hút được người đi, các phương tiện khác nhiều không có đủ làn đường lưu thông thì ùn tắc thì chưa nên thực hiện. BRT là ví dụ rõ nhất”.

“Chủ trương là cần thiết, nhưng phải làm từng bước: chọn tuyến đầy đủ, có điều kiện đầy đủ và phải có lộ trình, nếu làm tốt thì nhân rộng, làm chưa tốt thì chỉ làm 1 vài tuyến thôi, mà những tuyến đó chưa hợp lý thì cũng nên xoá bỏ”, TS. Thủy cho biết thêm.

Chủ trương đúng – thực hiện nửa vời

Đối với kiến nghị dành vỉa hè cho người đi bộ và tổ chức loại hình xe đạp thuê để người dân có thể tiếp cận xe buýt, Sở GTVT cho biết sẽ tiếp tục báo cáo Thành phố để chỉ đạo các Quận huyện, tăng cường kiểm tra đôn đốc đảm bảo TTATGT, trật tự công cộng lòng đường hè phố được cải thiện hơn.

Đối với ý kiến này, TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng: “Ý kiến đó là đúng, nhưng ta không làm được. Chúng ta tổ chức cả một phong trào giải phóng vỉa hè nhưng không giải phóng được. Làm nửa vời và không hiệu quả. Vỉa hè bị lấn chiếm, người dân phải đi dưới lòng đường.

Yêu cầu đặt ra là phải có xe công cộng, nhưng phải chờ tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động thực sự, thì ở các trạm ga ta nên có những bãi đỗ công cộng, quản lý bằng phần mềm.

Khi đó người dân xuống ga sẽ gặp được xe bus thì đi xe bus, hoặc có xe đạp công cộng thì dùng xe đạp để đi tới điểm cần đi. Thực hiện như vậy sẽ tạo ra mạng lưới giao thông khép kín và thuận lợi cho người tham gia”.

Vỉa hè bị lấn chiếm, người dân phải đi dưới lòng đường.

Vấn đề là cách đây 3-4 năm chúng ta triển khai nhưng không hiệu quả, không thực hiện đồng bộ được. Cho nên triển khai chủ trương nào cũng cần phải tính toán khoa học, phù hợp với thực tiễn thì mới đem lại hiệu quả, TS. Thủy chia sẻ thêm.

Hà Nội hiện chỉ có một tuyến đường dành riêng cho xe buýt thường, bắt đầu từ điểm trung chuyển xe buýt Long Biên đến nút giao cắt Thanh Niên - Nghi Tàm - Yên Phụ. Tuyến đường dài 1,3 km, đưa vào sử dụng năm 2014.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội phân làn riêng xe công cộng: Cần phải có lộ trình. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...