Thứ năm, 18/04/2024 16:05 (GMT+7)

Hà Nội, TP.HCM mất chục ngàn tỷ mỗi năm do tắc đường - Vì đâu?

V.Chương -  Thứ bảy, 16/03/2019 08:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo thống kê, mỗi năm Hà Nội, TP.HCM mất hàng tỷ USD do tắc đường. Nhiều người cho rằng một trong số những nguyên nhân là do Grab, Uber tăng phi mã trong thời gian qua.

Ùn tắc, kẹt xe đã trở thành những “đặc sản”của Hà Nội, TP.HCM trong những năm qua. Thậm chí, việc những dòng xe rồng rắn xếp hàng hàng tiếng đồng hồ tại các ngã tư đường tại Hà Nội, TP.HCM đã “nổi tiếng” trên báo nước ngoài. Theo thống kê, mỗi năm, hai thành phố này thiệt hại hàng chục ngàn tỷ vì tắc đường, kẹt xe.

Mất chục ngàn tỉ vì tắc đường mỗi năm

Cách đây không lâu, Trung tâm giao thông đô thị và nông thôn (Viện Chiến lược và phát triển GTVT) đưa ra con số khiến nhiều người cảm thấy giật mình. Cụ thể, tác động của ùn tắc giao thông tới phát triển kinh tế-xã hội rất lớn. Một số nghiên cứu cho thấy,  thiệt hại do ùn tắc giao thông đối với Hà Nội dao động  từ 1-1,2 tỷ USD/năm.

Tắc đường khiến Hà Nội, TP.HCM mất cả chục ngàn tỷ mỗi năm.

Không chỉ là kẹt xe, về mặt xã hội, sức khỏe người dân đô thị đang bị ảnh hưởng vì chỉ số ô nhiễm không khí IQI gấp hơn 5 lần so với quy định, nồng độ bụi pm 2.5 đang gấp khoảng 3 lần.

Về thời gian đi lại của người dân thiệt hại hơn 1 triệu giờ lao động/năm. Ngoài ra, môi trường đầu tư và các vấn đề phát triển xã hội khác cũng bị ảnh hưởng.

Theo Trung tâm Giao thông đô thị và nông thôn, nguyên nhân ùn tắc giao thông ở Hà Nội có rất nhiều nguyên nhân. Trước hết, Hà Nội đã đi vào ngưỡng siêu đô thị. Nhưng quan trọng nhất là tốc độ tăng trưởng phương tiện.

Cụ thể, năm 2018, Hà Nội đang có khoảng 5,5 triệu xe máy gần 500 nghìn ô tô, trong đó trên 327 nghìn ô tô con. Giai đoạn 2010-2017, tốc độ phát triển 10% với ô tô và 8% xe máy. Trong khi tốc độ tăng trưởng diện tích mặt đường chỉ đạt 0,39%/năm; chiều dài 1,3 %. Một số liệu cho thấy sự “khập khiễng” giữa tăng lượng phương tiện và hạ tầng.

Cùng chung cảnh ngộ với Hà Nội, TP.HCM cũng là nơi “nổi tiếng” về ùn tắc giao thông. Năm 2014, PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa, Trưởng khoa Đô thị học, ĐH KHXHNV TP.HCM khi trao đổi với báo chí nhấn manh, tổn thất hàng năm do tắc nghẽn giao thông tại TP.HCM ước tính lên đến khoảng 23.000 tỷ đồng, tương tương 1,2 tỷ USD. Chính vì thế, tắc nghẽn giao thông là một trong những vấn đề nghiêm trọng và khó giải quyết nhất tại TP.HCM hiện nay, bên cạnh vấn đề ngập nước”.

Grab tăng số lượng chóng mặt sau 2 năm thí điểm.

Mới đây nhất vào đầu năm 2018, phát biểu  tại Tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2017 và triển khai nhiệm vụ ăn toàn giao thông năm 2018 trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong khẳng định tình hình trật tự giao thông vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Đặc biệt là vấn đề kẹt xe gây thiệt hại không nhỏ đến kinh tế thành phố. Theo ông Phong, năm 2018, mỗi ngày thành phố phải phấn đấu thu ngân sách 1.200 tỉ đồng, trong khi đó, trung bình mỗi giờ kẹt xe thành phố phải chịu thiệt tới khoảng 2,4 tỉ đồng (tương đương với hơn 21.000 tỉ đồng/năm).

Grab tăng "phi mã"

Cả Bộ GTVT, Hà Nội, TP.HCM đều nhiều lần nói đến đề án hạn chế phương tiện cá nhân vào các thành phố lớn. Tuy nhiên, đề án đưa ra nhiều lần đều thất bại. Trong khi chưa thể hạn chế được phương tiện cá nhân thì tại Hà Nội, TP.HCM, ssoo lượng Grab tằn đến chóng mặt. Thậm chí, có quy định hạn chế tăng số lượng taxi nhưng lại “bỏ ngỏ” việc tăng phi mã về số lượng của Grab.

Theo thống kê của Bộ GTVT, năm 2016, các đơn vị tham gia dịch vụ vận tải vào khoảng 233. Trong đó, riêng Công ty TNHH Grab Taxi kết nối với 230 đơn vị. Năm 2017, con số này tăng lên mức 491 đơn vị. Lúc này, số đơn vị tham gia ứng dụng của Grab dù vẫn tăng song bắt đầu bị chia sẻ khi có sự hiện diện của hãng Uber. Cụ thể, năm 2017, Grab có 296 đơn vị vận tải tham gia ứng dụng. Con số này của Uber là 186 đơn vị.

Đồ họa: Zing.vn.

Số lượng đầu xe được ghi nhận là tăng với con số khủng khiếp trong 2 năm thí điểm. Nếu như, năm 2016, cả thị trường chỉ có 330 xe thì đến năm 2017, con số này tăng lên mức chóng mặt với 42.100 xe. Trong số này, Grab có hơn 34.700 xe; Uber hơn 6.500 xe, còn lại là của một số đơn vị khác.

Trong đó, Grab vẫn chiếm thị phần khống chế vi 83,93% số lượng xe tham gia thí điểm, tương ứng với hơn 13.600 xe.

Tương tự, tại TP.HCM, Grab có 91 đơn vị năm 2016 và tăng lên 117 đơn vị vào năm 2017. Về số lượng, năm 2016 hãng này có gần 8.500 đầu xe thì đến hết năm 2017, số lượng đã lên tới con số 21.00 xe. Uber kiên trì bám trụ vị trí thứ 2 với con số 4.143 xe.

Việc tăng số lượng một cách chóng mặt của Grab khiến cho các cơ quan chức năng lúng túng trong việc quản lý. Trong khi đó, tình trạng tắc đường ngày một phức tạp. Nhiều người từng có suy nghĩ, Bộ GTVT “bất lực” và chịu “buông xuôi” trong việc quản lý Grab, Uber.

Cách đây không lâu, Hiệp hội Taxi 3 miền Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng "tố" Bộ Giao thông - Vận tải cố tình sai sót không giới hạn số lượng phương tiện tham gia thí điểm, dù UBND thành phố Hà Nội và TP.HCM đã nhiều lần kiến nghị và yêu cầu khống chế số lượng.

Đặc biệt, khi tình trạng xe hợp đồng dưới 9 chỗ tham gia thí điểm trên toàn quốc đã lên đến trên 60.000 xe trước thực trạng số lượng xe hợp đồng dưới 9 chỗ bùng nổ, mất kiểm soát.

Ngoài ra, Hiệp hội Taxi 3 Miền đã đề xuất cần có chung một loại biển số màu vàng cho các xe kinh doanh trên đường phố, giống như xe Nhà nước có biển số màu xanh, xe quân đội có màu đỏ… Các hiệp hội cho rằng, biển số màu vàng sẽ giúp cơ quan quản lý dễ dàng hơn trong kiểm soát xe kinh doanh, tạo sự công bằng thực sự cho mọi loại xe.

Với đề xuất này, giới taxi kỳ vọng giải quyết được vấn đề khó quản lý xe hợp đồng điện tử khi không có màu sắc, logo, dấu hiệu nhận biết. Qua đó, tạo sự công bằng giữa các loại phương tiện cùng tham gia kinh doanh vận tải.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội, TP.HCM mất chục ngàn tỷ mỗi năm do tắc đường - Vì đâu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.